Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Bốn nhiệm vụ trọng tâm công tác bình đẳng giới năm 2022

N. A (T/h) - 09:13, 08/03/2022

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ban hành Công văn số 418/LĐTBXH-BĐG về việc hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2022 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan đoàn thể Trung ương. Công văn hướng dẫn chi tiết các nội dung cần thực hiện đối với 04 nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ “Gia đình bình đẳng trong phụ nữ dân tộc thiểu số” xã Minh Dân (tỉnh Tuyên Quang). Ảnh: Giang Lam
Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ “Gia đình bình đẳng trong phụ nữ dân tộc thiểu số” xã Minh Dân, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang). Ảnh: Giang Lam

Theo đó, để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả công tác bình đắng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong phạm vi toàn quốc, Bộ LĐTBXH xác định 04 nhiệm vụ trọng tâm công tác binh đẳng giới năm 2022 cụ thể như sau:

Một, thực hiện tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới. Các đơn vị cần rà soát, thu thập số liệu, thông tin trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý để phục vụ đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, xác định kết quả, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; đề xuất những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung trong Luật Bình đẳng. Đồng thời, xây dựng Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH.

Hai, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030.

Các cơ quan, tổ chức cần thực hiện rà soát, đánh giá các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã và đang được triển khai để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình ở những địa bàn, lĩnh vực còn tình trạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ xảy ra bạo lực trên cơ sở giới. Chủ động bố trí kinh phí, khuyến khích huy động các nguồn lực để duy trì và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, phối hợp xây dựng và triển khai Đề án thí điểm Tổng đài điện thoại quốc gia hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cùng các bên liên quan.

Ba, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Yêu cầu mỗi đơn vị tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đắng giới; vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030.

Tích cực xây dựng, phát hành các sản phẩm truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng số; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, quan tâm đến việc tiếp cận của người yếu thế, người khuyết tật; tăng cường tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới tại địa phương; nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín, ảnh hưởng tích cực tại cộng đồng và thu hút sự tham gia của nam giới, trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới tại Việt Nam.

Đặc biệt, triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 hiệu quả, sáng tạo, thích ứng với điều kiện, tình hình cụ thể.

Bốn, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ .

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong chi đạo, triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, chú trọng phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực hợp pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để tăng tính bền vững, hiệu quả trong thực hiện công tác bình đẳng giới.

Ngoài ra, mỗi cơ quan, ban, ngành nên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án, … cho cán bộ phụ trách công tác pháp chế và xây dựng chính sách, pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.