Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ứng dụng - Sáng tạo

Các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Như Ý - 10:37, 12/04/2021

Bệnh viêm da nổi cục, hay còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Để tránh tổn thất trong chăn nuôi chúng ta cần chú ý một số biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục như sau:

Một số hình ảnh về dấu hiệu của bệnh viêm da nổi cục
Một số hình ảnh về dấu hiệu của bệnh viêm da nổi cục


Khi chưa có trâu, bò có biểu hiện của bệnh viêm da nổi cục:

- Tổ chức thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn.

- Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát trâu, bò, kịp thời phát hiện các trường hợp trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.

- Chỉ nhập, tiếp nhận trâu, bò rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, bao gồm tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.

- Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát. Trường hợp phát hiện trâu, bò nghi mắc bệnh viêm da nổi cục, phối hợp với cơ quan Thú y chủ động lấy mẫu gửi đến các phòng xét nghiệm của Cục Thú y để xét nghiệm.

Đối với địa phương đã có trâu, bò có biểu hiện của bệnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm da nổi cục:

- Tổ chức cách ly toàn bộ trâu, bò chưa có biểu hiện của bệnh viêm da nổi cục; nuôi nhốt trâu, bò tại các khu vực có trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

- Tổ chức tiêu hủy toàn bộ trâu, bò có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm da nổi cục, hoặc trâu, bò trong cùng địa bàn cấp xã (đã có kết quả xét nghiệm dương tính) có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm da nổi cục.

- Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,… liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có trâu, bò bị bệnh.

- Khoanh vùng dịch, xã có dịch và lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch; trường hợp cần thiết thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch.

- Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tất cả các địa phương đã phát hiện có bệnh viêm da nổi cục; trong đó lưu ý, ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển trâu, bò ra khỏi địa bàn xã.

- Tổ chức kê khai số lượng trâu, bò, đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn xã có dịch cam kết không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực chăn nuôi, nuôi nhốt trâu, bò.

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống bệnh viêm da nổi cục theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch và các giải pháp cụ thể về phòng, chống bệnh viêm da nổi cục./.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.