Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Các huyện miền núi Thừa Thiên-Huế hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới

PV - 17:31, 12/06/2019

Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tích cực hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới xây dựng nông thôn mới (NTM).

Nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất, nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đạt hiệu quả cao. Nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất, nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đạt hiệu quả cao.

Theo đó, huyện miền núi A Lưới vừa triển khai kế hoạch hỗ trợ cho 40 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn, biên giới như: A Roàng, A Đớt, Hương Nguyên, Hồng Trung, Hồng Vân, Đông Sơn, Hồng Thái, Hồng Thủy xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2020 với tổng nguồn đầu tư khoảng 30,4 tỷ đồng.

Trong tổng số vốn đầu tư nói trên, nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh hỗ trợ là hơn 25 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương và đóng góp của Nhân dân trên địa bàn huyện. Mục tiêu của A Lưới là tập trung nguồn lực để xây dựng NTM ở cấp thôn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần cho người dân tại các thôn của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới trên địa bàn huyện.

Huyện A Lưới phấn đấu đến năm 2020, có 21/40 thôn đạt chuẩn thôn NTM theo bộ tiêu chí, đạt 52,55% kế hoạch; hộ nghèo giảm từ 38,51% xuống còn 30% cuối năm 2019 và còn 20% năm 2020.

Cùng với A Lưới, huyện miền núi Nam Đông cũng đang nỗ lực đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, trước mắt, huyện sẽ tập trung chuyển đổi diện tích trồng keo trên đất ít dốc có tiềm năng, diện tích cao su đổ gãy nhiều, già cỗi đến thời kỳ tái canh kém hiệu quả để trồng cam, phát triển kinh tế vườn.

Huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn bà con sản xuất khoảng 30ha cam mang thương hiệu “cam Nam Đông” theo tiêu chuẩn VietGAP, quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất từ khâu sản xuất giống, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Huyện cũng sẽ đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào canh tác, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị để trái cây đặc sản của địa phương thực sự vươn xa.

Được biết, hiện nay, mỗi ha vườn kinh tế ở huyện Nam Đông cho thu nhập đạt từ 27-29 triệu đồng, riêng cây cao su đạt 45-50 triệu đồng/ha, rừng kinh tế đạt từ 40-45 triệu đồng/ha. Đối với cây cao su, từ 0,5ha đưa vào trồng thử ban đầu, đến nay toàn huyện Nam Đông đã trồng được gần 3.500ha cây cao su; trong đó, có khoảng 850ha diện tích cây trồng đã cho mủ. Sản lượng thu hoạch hiện tại đạt khoảng 1.500 tấn, thu 45 tỷ đồng/năm…

QUỐC VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Sau hơn 15 năm triển khai Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc phía Bắc được bố trí nơi ở, đất sản xuất. Đến nay, đời sống của đồng bào đã ổn định và từng ngày khởi sắc…