Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú

PV - 19:34, 30/01/2018

Thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai) đang nỗ lực triển khai nhiều cách làm để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh, góp phần bảo đảm dinh dưỡng để các em phát triển tốt về thể chất, có sức khỏe hoàn thành tốt chương trình giáo dục toàn diện.

Thực hiện đưa học sinh cuối cấp tại các điểm trường lẻ ra trường chính, Trường Tiểu học số 2 Thượng Hà, xã Thượng Hà gặp không ít khó khăn thiếu thốn, nhất là về cơ sở vật chất.

Bên cạnh việc cải thiện bữa ăn, việc tổ chức tăng gia giúp trang bị cho các em học sinh về kỹ năng sống, thêm yêu lao động. Bên cạnh việc cải thiện bữa ăn, việc tổ chức tăng gia giúp trang bị cho các em học sinh về kỹ năng sống,thêm yêu lao động.

 

Để khắc phục thực tế này, trước mắt, Nhà trường đã dành toàn bộ nhà công vụ của các thầy cô giáo làm phòng bán trú cho học sinh. Đồng thời, tổ chức hình thành những mô hình vườn rau, mô hình chuồng trại để cung cấp thực phẩm sạch, cải thiện chất lượng bữa ăn cho các em.

Thầy giáo Tạ Hoàng Phương, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Chủ trương của Nhà trường là, vận động các cháu từ lớp 3 ra trung tâm ở bán trú từ thứ 2 đến thứ 6. Do đó, các thầy cô đã vận động phụ huynh học sinh đóng góp con giống sẵn có như gà, lợn, rau để tăng gia cải thiện bữa ăn cho các em. Hàng ngày nhà trường lên lịch, kế hoạch cùng với các thầy cô giáo trực bán trú, cán bộ quản lý và học sinh trực tiếp chăm sóc rau, vật nuôi.

Cách làm này đã nhận được sự đồng thuận của các bậc cha mẹ học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để Nhà trường giải quyết những khó khăn bước đầu trong việc tổ chức bữa ăn bán trú cho các em. Chị Vi Thị Lan, ở thôn Mai Đào, cho biết: Gia đình rất phấn khởi khi các con được ăn, ở bán trú. Từ khi học bán trú lực học của con chị cũng được nâng lên. Ở trường vui bạn bè các cháu đua nhau nên cũng ăn uống được nhiều hơn. “Ở nhà có gì gia đình đều sẵn lòng mang ra đóng góp, để bữa ăn của các con đủ dinh dưỡng, chất lượng hơn.”

Được biết, quá trình tổ chức bán trú cho các em, Nhà trường luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dù nhân lực vẫn còn thiếu, nhưng Ban Giám hiệu Nhà trường vẫn cắt cử giáo viên kiểm tra chặt chẽ các quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

Ông Lương Quang Đua, Phó phòng Giáo dục huyện Bảo Yên cho biết, hiện trên địa bàn huyện có 25 trường bán trú, trường có học sinh bán trú. Trong đó có nhiều trường vẫn chưa được đầu tư cơ sở vật chất như nhà ở, bếp ăn, các công trình phụ trợ cho công tác bán trú.

Trước những khó khăn này, ngành giáo dục huyện cũng đã vào cuộc tích cực để gỡ khó cho các nhà trường như, tranh thủ các nguồn kinh phí tài trợ hỗ trợ các trường xây hàng rào; cấp xi măng, tấm lợp xây chuồng lợn và chuồng gà bằng sắt để tăng gia sản xuất cải thiện bữa ăn cho các em học sinh.

Đặc biệt, những nỗ lực của các nhà trường được thể hiện qua những bữa ăn gồm có rau, có thịt, trứng... là những sản phẩm từ thành quả lao động của cô và trò ngoài giờ lên lớp, và Trường Tiểu học số 2 Thượng Hà, chỉ là một ví dụ.

“Những hoạt động của thầy và trò các trường không chỉ bảo đảm chất lượng bữa ăn để nâng cao sức khỏe cho các em mà còn góp phần rèn luyện kĩ năng sống, giúp các em thêm yêu lao động và trân trọng thành quả lao động”, ông Lương Quang Đua bộc bạch.

TRỌNG BẢO

 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.