Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Cần đẩy nhanh tiêm chủng tại các địa phương có cửa khẩu

PV - 07:25, 06/01/2023

Việt Nam cần có sự chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục kiểm soát dịch bệnh để không bị động trong tình hình mới, khi một số nước thay đổi chính sách phòng, chống dịch Covid-19.

(Ảnh: THÀNH ĐẠT)
(Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Những biến chủng SARS-CoV-2 đã lưu hành tại Việt Nam

Thông tin về tình hình giải trình tự Gene các ca bệnh Covid-19 trong năm qua, PGs.Ts. Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, năm 2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã giải trình 541 mẫu bệnh phẩm của các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

Kết quả cho thấy, 3 tháng đầu năm 2022 tuyệt đại đa số là biến chủng Delta, từ cuối tháng 3 xuất hiện biến chủng Omicron.

Từ tháng 4 trở đi, 100% các mẫu giải trình tự Gene là chủng Omicron với các biến thể BA.1; BA.2; BA.5.

Từ tháng 6 đến tháng 11, biến thể BA5 chiếm ưu thế, bên cạnh đó ghi nhận một số biến thể phụ khác như BA.2.74, BE.1.1.

Tháng 12, biến thể phụ BN.1.3 chiếm ưu thế; tiếp đó là các biến thể phụ BA.5.2, BA.2.75.6…

Trong năm 2022 có đến 92% mẫu giải trình tự gene là biến chủng Omicron, trong đó có các biến thể BA.1; BA.2; BA.5; BA.2.74, BA.5.2, BA.2.75.6…

Trong khi đó, kết quả mới nhất về tầm soát biến chủng SARS-CoV-2 trong 6 tháng cuối năm 2022 tại TP. Hồ Chí Minh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cho thấy sự lưu hành của biến thể Omicron trong 6 tháng cuối năm và một chủng Delta ghi nhận vào tháng 7/2022.

Nhóm nghiên cứu cho biết, cuối năm 2022, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion (trong các tháng 7 - 9/2022) sang biến thể phụ BA.2.75 (bao gồm biến thể phụ BN.1) trong 3 tháng cuối năm.

Ngoài ra, kết quả còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB vào tháng 12/2022 nhưng ở tỷ lệ thấp. Cụ thể là 3/52 trình tự giải mã vào tháng 12, chiếm 5,7%.

Đẩy mạnh tiêm chủng

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tiếp tục thực hiện nghiêm các hoạt động kiểm dịch y tế quy định tại Nghị định 89/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Theo các chuyên gia dịch tễ, với sự thay đổi của một số nước trong chính sách phòng, chống dịch Covid-19, chính sách đối với người nhập cảnh, Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị để tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh để không bị động trong tình hình mới.

Theo đó, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khuyến cáo cần tăng cường công tác giám sát hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để hành khách nhập cảnh chủ động thông báo tình hình sức khỏe và chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm.

Đối với các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cần thực hiện cách ly tạm thời ngay tại cửa khẩu, xét nghiệm nhanh để có giải pháp phù hợp.

Cùng đó cần tăng cường giám sát tại cộng đồng, cơ sở điều trị, đặc biệt là tại các ổ dịch tập trung, quy mô lớn để lấy mẫu bệnh phẩm giải trình tự Gene.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục tăng cường trao đổi, bám sát tình hình dịch bệnh của thế giới để có thông tin điều chỉnh chính sách phòng, chống dịch phù hợp.

Ngoài ra, đẩy mạnh truyền thông để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt tiếp tục đẩy nhanh tiêm Vaccine Covid-19 để bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền.

Đến nay, tỷ lệ tiêm Vaccine tại Việt Nam cũng nằm trong Top cao nhất thế giới, với 265.533.350 liều. Mặc dù tỷ lệ tiêm Vaccine chung của cả nước cao, tuy nhiên vẫn có một số địa phương hiện đang tiêm Vaccine mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, cho trẻ thấp.

Đáng lưu ý là một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp lại có cửa khẩu. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập do khách nhập cảnh tăng có thể gia tăng ca mắc, bệnh nhân nặng.

Do đó, mới đây nhất tại cuộc họp phòng, chống dịch, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Liên Hương đề nghị các địa phương, đặc biệt các địa phương có cửa khẩu cần phải đẩy nhanh tiêm chủng, cố gắng trong 2 tuần đầu tháng 1/2023, các tỉnh, thành phố đang tiêm chậm, thấp hoàn thành mục tiêu đề ra.

Thứ trưởng Y tế cũng nhấn mạnh việc tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay, tuy nhiên cần tăng cường giám sát, tăng cường lấy mẫu xét nghiệm tại cửa khẩu gửi về các viện/bệnh viện được chỉ định làm giải trình tự gene để đánh giá nguy cơ.

Đối với các tỉnh, thành phố có cửa khẩu tăng cường lấy mẫu giám sát tại cộng đồng, tăng cường rà soát lại hệ thống điều trị, rà soát lại hệ thống lưu trú trên địa bàn để phục vụ hành khách nhập cảnh.

Tin cùng chuyên mục
Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Từ nhiều nguyên nhân dẫn dẫn việc đầu tư nhiều công trình nước nhưng không có nước sử dụng, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025” với nhiều phương án, giải pháp, cách tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình nước cụ thể nhằm giải bài toán nước sạch nông thôn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi nông thôn, vùng đồng bào DTTS đang thiếu nước.