Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển khẩu trang phát hiện virus

T.Hợp - 11:10, 23/09/2022

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện virus trong không khí, bao gồm virus SARS-CoV-2 và virus cúm. Loại khẩu trang này có thể phát hiện virus ngay cả ở nồng độ cực thấp trong chất lỏng hoặc khí. Đây được coi là một hệ thống cảnh báo sớm có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của một số bệnh truyền nhiễm.

Ảnh minh họa (Nguồn:TTXVN)
Ảnh minh họa (Nguồn:TTXVN)

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện phơi nhiễm virus gây các bệnh phổ biến về đường hô hấp chỉ trong vòng 10 phút nói chuyện với người nhiễm bệnh.

Khẩu trang điện tử sinh học này do các nhà khoa học thuộc Đại học Đồng Tế, thành phố Thượng Hải, phát minh. Nó có thể phát hiện các loại virus đường hô hấp phổ biến trong không khí ở dạng giọt đọng hoặc giọt bắn. Đây chính là cách lây lan các bệnh như COVID-19 hoặc H1N1 (cúm lợn) khi người bị nhiễm nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Những virus này có thể lơ lửng trong không khí trong một khoảng thời gian.

Khẩu trang hoạt động thực sự hiệu quả trong những không gian có hệ thống thông gió kém, chẳng hạn như thang máy hoặc phòng kín, nơi có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Nhóm các nhà khoa học đã thiết kế một cảm biến nhỏ với aptamer, chuỗi ngắn DNA hoặc RNA nhân tạo liên kết với một phân tử mục tiêu cụ thể, một loại phân tử tổng hợp có thể xác định các protein độc nhất của mầm bệnh giống như kháng thể. Họ đã sử dụng ba loại aptamer, có thể nhận ra các protein bề mặt của virus SARS-CoV-2, H5N1 và H1N1.

Một chất bán dẫn trên cảm biến của khẩu trang được kích hoạt sau khi các aptamer liên kết với những protein mục tiêu, gửi cảnh báo đến điện thoại của người đeo khẩu trang trong vòng 10 phút./.

Tin cùng chuyên mục
Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhằm giúp chống biến đổi khí hậu khi Nhật Bản đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Nhật Bản đã triển khai dự án khôi phục hệ sinh thái tự nhiên dọc bờ biển của thành phố cảng Yokohama, phía Nam Tokyo, bằng cách trồng rong lươn - loại cỏ biển màu xanh nhạt.