Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cần một vị trí xứng đáng cho nghề công tác xã hội

PV - 18:11, 16/01/2018

Từ tháng 3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển nghề Công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32). Song đến nay, nghề CTXH vẫn còn khá lạ lẫm với phần đông người dân. Người làm nghề chưa nhận được sự ủng hộ đúng mức của xã hội.

Người làm CTXH hiện nay thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Người làm CTXH hiện nay thiếu cả số lượng lẫn chất lượng.

 

Nỗi lòng người làm nghề CTXH

Là người hơn 10 năm phụ trách mảng lao động, thương binh và xã hội ở xã Ia Din, huyện Đức Cơ (Gia Lai), chị Ngô Thị Thanh Hà trải lòng, làm CTXH vốn đã là một việc rất vất vả, làm việc ở vùng sâu vùng xa còn khó khăn hơn bội phần. Đối với xã Ia Din, hiện nay có 12 thôn, làng với trên 99% dân số là đồng bào DTTS, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Từ năm 2007 đến nay, với sự cố gắng của mình, chị Hà luôn làm tốt vai trò cầu nối cho 129 đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn hưởng đầy đủ chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên, để làm được công việc này, bản thân chị cũng gặp không ít trở ngại. “khi đến gặp gia đình đối tượng để nắm bắt tình hình, không phải gia đình nào cũng vui vẻ chào đón, có những gia đình có người thân bị nhiễm HIV, nạn nhân bị bạo hành họ gây nhiều khó khăn cho cán bộ cơ sở; Trong khi đó gia đình, hàng xóm coi thì công việc của tôi như “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, chị Hà nói.

Bác sĩ Trần Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng người tâm thần xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chia sẻ: “Do xã hội còn nhiều kỳ thị đối với bệnh tâm thần, nên việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, đặc biệt là các bác sĩ về trung tâm làm việc hiện nay rất khó khăn. Số lượng bệnh nhân của trung tâm hiện nay là 322 người, nhưng lực lượng y bác sĩ chỉ có 62 người, trong đó có 3 bác sĩ; nhân viên y tế được đào tạo trung cấp nghề CTXH chỉ vẻn vẹn 2 người. Vì vậy, tất cả cán bộ, nhân viên tại đây đều phải tham gia lo bữa ăn, vệ sinh phòng ngủ, chăm sóc, trò chuyện với bệnh nhân. Thậm chí, khi người bệnh qua đời, nếu không có người thân đến, nhân viên tại trung tâm sẽ phải tiến hành các thủ tục chôn cất.

Người làm nghề trợ giúp cũng rất cần trợ giúp

Theo số liệu thống kê của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), số người cần trợ giúp các dịch vụ CTXH ở Việt Nam hiện nay chiếm 25% dân số gồm người nghèo, người nhiễm HIV, người nghiện ma túy, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần… Tuy nhiên, nghề CTXH hiện nay đang thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Tính đến nay, cả nước mới có hơn 500 cơ sở bảo trợ xã hội, với có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên, trong đó có đến 81,5% người chưa qua đào tạo.

Trên thực tế, nhiều người dân chưa nhận thức đúng về nghề CTXH, thậm chí nhiều người vẫn coi đây là một công việc thiện nguyện. Vì vậy, để phát triển nghề CTXH, bên cạnh cái tâm của người làm nghề chúng ta cần xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ minh bạch, để nghề CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp, thậm chí là “hấp dẫn” với các chế độ đãi ngộ hợp lý.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội đưa ra giải pháp: “Không chỉ các đối tượng yếu thế mới cần trợ giúp xã hội mà chính những người làm nghề CTXH cũng cần trợ giúp. Hiện nay, tuyển nhân lực vào ngành CTXH rất khó khăn. Thực tế cho thấy, hiếm sinh viên đại học nào sau khi tốt nghiệp lại muốn tham gia vào ngành CTXH. Vì vậy, để thu hút cũng như “giữ chân” nguồn lực, chúng ta cần tăng mức thu nhập cho những người làm nghề để họ yên tâm công tác và nâng cao điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của các trung tâm CTXH.

Còn ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTB&XH) đưa thêm giải pháp, theo pháp luật hiện hành, nghề CTXH mới chỉ có trong bộ máy Nhà nước kéo theo gánh nặng về ngân sách. Vì vậy, thời gian tới chúng ta cần xây dựng khung pháp lý minh bạch, chặt chẽ để thu hút sự tham gia từ người dân, cộng đồng và doanh nghiệp.

Ông Hà Đình Bốn nhấn mạnh, nghề CTXH là một nghề đặc thù với nhiều yếu tố mang tính xã hội cao, nên khi tư nhân tham gia công việc này, các cơ quan Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Mặc dù gia cảnh nghèo khó, nữ sinh Hà Khánh Ly, dân tộc Thái, ở bản Páng, xã Phú Thanh, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn chăm chỉ học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Em có nguy cơ bỏ lỡ ước mơ vào đại học vì không có điều kiện đến trường.