Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chất lượng dạy và học ở ngôi trường nội trú vùng cao

PV - 11:12, 20/08/2019

Là nơi đào tạo văn hóa cho con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, thời gian qua, Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trường THPTDTNT) tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đủ kiến thức để bước tiếp vào những cánh cổng tri thức trong tương lai, trở về phục vụ địa phương.

Thầy giáo Trần Văn Hưởng, Thư ký Hội đồng Giáo dục (Trường THPTDTNT tỉnh Lào Cai) cho biết: Để các em có thể phát triển toàn diện, thời gian qua, nhà trường đã triển khai nhiều mô hình mới trong trường như: Mô hình “trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng” đã mang lại không gian học tập đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.

Giờ học công nghệ của các em học sinh Trường THPTDTNT tỉnh Lào Cai. Giờ học công nghệ của các em học sinh Trường THPTDTNT tỉnh Lào Cai.

Tại phòng trưng bày của nhà trường, các em học sinh được tự làm, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa của dân tộc mình. Việc giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc không chỉ thông qua những hoạt động ngoại khóa mà còn được lồng ghép vào chương trình học chính khóa của nhà trường. Nhà trường đã chỉ đạo các bộ môn, trên cơ sở rà soát lại các nội dung chương trình, kế hoạch xây dựng, điều chỉnh bổ sung các nội dung giảng dạy gắn với việc xây dựng mô hình trường học đa văn hóa.

Thông qua các phong trào thi đua như phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”; Cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, các giờ dạy vì vậy cũng linh hoạt và hấp dẫn hơn, tạo được hứng thú cho các em học sinh. Qua đó, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục trong trường.

Năm học 2018-2019 vừa qua, nhà trường có tổng số 15 lớp học, với 524 học sinh; tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần luôn đạt ở mức cao (99,9%)”, thầy Hưởng cho biết.

Bên cạnh việc dạy văn hóa, nhà trường còn làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn ngành nghề, khối thi, đăng ký môn thi phù hợp. Tổ chức cho các em học sinh đi thăm quan thực tế tại một số trường chuyên nghiệp trong tỉnh: Trường Cao đẳng Lào Cai, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai…

Trường THPTDTNT tỉnh Lào Cai luôn gắn việc dạy và học văn hóa với công tác hướng nghiệp dạy nghề. Trường THPTDTNT tỉnh Lào Cai luôn gắn việc dạy và học văn hóa với công tác hướng nghiệp dạy nghề.

Cô giáo Trần Xuân Mai, Hiệu trưởng Trường THPTDTNT Lào Cai cho biết: Nhà trường đặc biệt chú trọng việc giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, ý thức lao động, bảo vệ môi trường bằng các công việc như, tham gia trồng rau xanh phục vụ cho sinh hoạt ký túc, chăm sóc cây xanh bồn hoa cây cảnh nhằm tạo môi trường xanh-sạch-đẹp hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Riêng đối với các em học sinh khối 12, để giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH, trường tăng cường các buổi ôn luyện củng cố kiến thức giúp các em tự tin bước vào kỳ thi đạt kết quả cao.

Bên cạnh đó, tổ chức nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp cho các em, để các em có thể có những lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện gia đình, nhu cầu thực tế của xã hội.

“Năm học vừa qua, nhà trường có 174/174 học sinh tốt nghiệp THPT, với tỷ lệ điểm số tốt nghiệp đạt cao (điểm bình quân đạt 7,5), chỉ sau Trường THPT chuyên của tỉnh. Nhiều em đỗ đại học với mức điểm cao so với mặt bằng chung của tỉnh như em Sí Văn Minh, đỗ đại học khối A với 24,9 điểm; em Nguyễn Thùy Trang, dân tộc Tày đạt 26 điểm khối C…”, cô Mai thông tin.

Được biết, năm học 2018-2019, toàn trường có 40 em học sinh đạt các giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 5 giải hội thi nghiên cứu khoa học toàn tỉnh… Những kết quả này đã và đang khẳng định hướng đi đúng cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng cao.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.