Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Châu Âu tiếp tục là tâm dịch COVID-19 trên thế giới

PV - 09:45, 23/11/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 23/11/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 258.289.426 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.173.122 ca tử vong và 233.726.451 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, châu Âu tiếp tục là điểm “nóng” về tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Đức với hơn 40.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. (Ảnh: Reuters)
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Đức với hơn 40.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. (Ảnh: Reuters)

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 70.756.264 ca mắc COVID-19, trong đó 1.383.112 ca tử vong. Hết ngày 22/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 269.866 ca nhiễm mới và 3.103 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 44.917 ca, trong đó 45 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang dẫn đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 9.889.926 và 143.972 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.241 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.366.839 ca nhiễm COVID-19, trong đó 265.336 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Đức. Với số ca mắc mới 40.489 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 5.418.681 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 204 ca, lên tổng số 99.817 ca. Đức hiện đang xếp vị trí thứ 4 tại châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Hungary (27.209 ca); Hà Lan (23.002 ca); Ba Lan (12.334 ca); Áo (13.806 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 81.391.618 ca nhiễm và 1.202.305 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 75.677 ca mắc và 1.080 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 78.656.384 ca được điều trị khỏi; 1.532.929 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 28.661 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.523.965 ca mắc COVID-19, trong đó 465.911 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 24.856 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 8.596.410 ca nhiễm COVID-19 và 75.235 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 58.295.961 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.182.894 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 48.673.185 ca nhiễm COVID-19, trong đó 794.296 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.827.473 ca, trong đó 1.178.501 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.019.870 ca nhiễm, trong đó 612.782 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.662.638 ca nhiễm, trong đó 222.206 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.930.174 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.584 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 354.751 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.089 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.215 ca); Fiji (8 ca); New Caledonia (38 ca), và New Zealand (204 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng xấp xỉ 13.800.000 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 287.000 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 21.931 ca mắc COVID-19 và 477 ca tử vong vì dịch bệnh.

Ngày 22/11, ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Myanmar Lào và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 186 ca bệnh mới và chỉ có 5 ca tử vong..

Trong ngày 22/11, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN. Nước này ghi nhận 6.428 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.071.009 ca.

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn ở mức cao. Ngày 22/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 218 trường hợp, cao nhất khu vực.

Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 549 ca mắc và 9 ca tử vong vì dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt.

Tại Campuchia, dịch bệnh tiếp tục thuyên giảm, với 45 ca mắc mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, nước này đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa trở lại đất nước./.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.