Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Chi Hội trưởng gương mẫu ở thôn Tà Ka

Thùy Dung - 12:05, 24/06/2021

Không chỉ đi đầu về phát triển kinh tế tại địa phương, chị Y Ta, người Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Ta Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) còn là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ năng nổ, dám nghĩ, dám làm. Chị luôn nỗ lực giúp đỡ các chị em hội viên thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên thoát nghèo.

Chị Y Ta (áo đen) đang hướng dẫn chị em cách chăm sóc cây trồng
Chị Y Ta (áo đen) đang hướng dẫn chị em cách chăm sóc cây cà phê

Hết lòng hỗ trợ hội viên

Từ năm 2017, với vai trò Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Tà Ka, chị Y Ta luôn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội và các lớp tập huấn nhằm học hỏi thêm kiến thức để truyền đạt lại cho chị em trong thôn. Năm 2017, thôn chỉ có 55 hội viên, đến nay đã lên tới 100 hội viên.

Để giúp chị em trong thôn vươn lên, đặc biệt là thay đổi nếp nghĩ cách làm, chị Y Ta đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình của các cấp hội đề ra như: Nuôi heo đất hỗ trợ hội viên nghèo, xây dựng NTM, xây dựng gia đình 5 không 3 sạch…. Đồng thời, chị còn phối hợp với những Người có uy tín ở làng để vận động người dân chuyển đổi từ chăn nuôi không chuồng trại, nhỏ lẻ sang có chuồng trại, quy mô lớn. Vận động người dân góp tiền làm ma chay cho người trong làng để kết nối tình làng nghĩa xóm. Tuyên truyền để người dân xóa bỏ những tập tục lạc hậu làm ảnh hưởng đến đời sống, thực hiện nếp sống văn minh.

Hiện nay, chị Y Ta còn là Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng mì (sắn) ở thôn Tà Ka. Đây là mô hình được triển khai từ năm 2018, đến nay có 10 thành viên. Mục đích của mô hình này là hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với khởi nghiệp nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn.

Chị Y Mông Oanh, thành viên Tổ hợp tác cho biết: "Tôi được chị Y Ta vận động tham gia vào tổ hợp tác. Trong quá trình tham gia, tôi được chỉ dạy cách chăm sóc để cây trồng cho năng suất cao, tránh sâu bệnh. Ở thôn, chị Y Ta được rất nhiều người dân quý mến, nhiều người học theo cách chị làm kinh tế và nuôi dạy con cái".

Tấm gương làm kinh tế giỏi

Không chỉ tích cực trong công tác Hội tại thôn, gia đình chị Y Ta còn là tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế. Năm 2000, chị Ya Ta lập gia đình riêng, được bố mẹ 2 bên chia cho 3 ha đất, gia đình anh chị đã trồng mì để phát triển kinh tế. Chị Y Ta chia sẻ: Khi được cho đất làm ăn, mình đã tham gia các lớp tập huấn ở xã để về trồng mì sao cho năng suất hơn. Đến năm 2009, gia đình mình đầu tư trồng cây cà phê. Ban đầu, vì mới trồng thử nghiệm nên mình chỉ dám trồng 500 cây. Sau này, thấy cây cà phê phát triển tốt, mình chuyển đổi dần dần. Đến năm 2017, mình mở rộng thêm 4 ha đất để trồng cà phê. Đến nay, gia đình mình có 7 ha đất trồng cà phê và mì, trồng xen canh thêm cây ăn trái.

Vợ chồng chị Y Ta chăm sóc vườn cà phê của gia đình
Vợ chồng chị Y Ta chăm sóc vườn cà phê của gia đình

Nhờ biết cách chăm sóc mà cà phê, mì của chị Y Ta đã cho năng suất cao. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình chị Y Ta có thu nhập hơn 200 triệu đồng. Nhờ vậy, chị có tiền lo cho 2 con đi học, xây dựng nhà cửa khang trang, sắm xe công nông để phục vụ sản xuất.

Bà Đặng Thị Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Pờ Y nhận xét: “Y Ta là một tấm gương sáng trong phong trào Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc ở thôn Tà Ka. Đặc biệt, từ tấm gương của Y Ta nhiều chị em trong thôn đã học hỏi để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Vì thế, hiện nay toàn thôn Tà Ka  có 70 hộ khá và 10 hộ giàu và chỉ còn 14 hộ nghèo".

Tin cùng chuyên mục
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.