Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Người phụ nữ Gia Rai có “đôi tay vàng”

Lê Trọng Sáng - 16:46, 30/05/2021

Đó là Rơ Lan H'Blơn, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Đội 9, Công ty 74 thuộc Binh đoàn 15, công nhân khai thác mủ cao su với thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động xuất sắc của đơn vị. Đây cũng chính là lý do, chị được mệnh danh là người phụ nữ có "đôi bàn tay vàng".

Chị Rơ Lan H'Blơn đang học hỏi thêm về kỹ thuật hái điều và chăm sóc điều từ Thiếu tá, Đội trưởng Trần Quốc Tuấn
Chị Rơ Lan H'Blơn đang học hỏi thêm về kỹ thuật hái điều và chăm sóc điều từ Thiếu tá, Đội trưởng Trần Quốc Tuấn

Rơ Lan H'Blơn, sinh năm 1984 tại làng Đol, xã La Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Trước đây, cuộc sống của đồng bào, đồng bào gặp nhiều khó khăn, cái đói cái nghèo cứ dai dẳng bám theo.

Năm 2010, sau khi được Ban Phụ nữ Binh đoàn 15 cùng cán bộ Công ty 74 xuống làng tuyên truyền, động viên, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của bản thân và bà con trong làng khi được vào làm việc cho Công ty, nên Rơ Lan H'Blơn đã tình nguyện chấp tham gia.

Lúc đầu chị còn bỡ ngỡ trong công việc, nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật Công ty, đặc biệt được sự giúp đỡ của Đội trưởng đội 9, Thiếu tá Trần Quốc Tuấn trực tiế hướng dẫn, cùng với sự chăm chỉ học hỏi và sự nhanh nhạy của bản thân nên chị tiếp thu rất nhanh. Chỉ trong vòng 2 năm, chị đã là người có tay nghề cao, kỹ thuật tốt.

Nhờ chăm chỉ lao động, học tập nỗ lực vươn lên trong cuộc sống năm 2016, Rơ Lan H'Blơn chính thức được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Cũng trong năm đó, chị được chị em phụ nữ đội 9, tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng. Với cương vị trên, chị luôn trăn trở làm sao để nghĩ ra phương pháp mới, hướng đi như thế nào để giúp chị em thoát khỏi đói, nghèo.

Bằng sự nhiệt tình, sáng tạo, chị đã gắng công tìm hiểu, vận dụng kinh nghiệm từ những mô hình thiết thực, hiệu quả như góp vốn cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay, giúp nhau làm kinh tế, xây dựng vườn rau sạch, chương trình nuôi heo đất. Chị còn dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật cạo mủ cao su cho anh chị em công nhân trong Công ty.

Nhờ có những sáng kiến do Chi hội trưởng đưa ra mà nhiều hội viên Chi hội 9 đã vươn lên thoát nghèo, kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao. Không chỉ giỏi việc chung mà chị còn giỏi việc gia đình. Hằng ngày, xong việc công việc Công ty, về nhà chị cùng chồng tranh thủ thời gian sớm, tối tăng gia sản xuất như nuôi gà, trồng lúa, trồng cà phê, trồng điều và cao su. Hàng năm, mức thu nhập bình quân của gia đình chị đạt khoảng 200-250 triệu đồng. 

Mặc dù bận rộn với công tác hội, nhưng Rơ Lan H'Blơn vẫn kiên trì học hỏi nâng cao tay nghề, kỹ thuật trong khai thác mủ cao su đạt năng suất cao. Năm nào chị cũng được đơn vị chọn cử tham dự Hội thi "bàn tay vàng" và đều đoạt giải cao. Chị được Lãnh đạo Công ty 74 và Binh đoàn 15 tặng thưởng nhiều giấy khen; là tấm gương điển hình trong phong trào học tập và làm theo lời Bác.

Đặc biệt, năm 2019, chị được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen, đồng thời được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua trong toàn quân 5 năm 2015-2020.

Người phụ nữ Jrai có “đôi bàn tay vàng” 1
Chị Rơ Lan H'Blơn
Từ khi vào làm công nhân đến nay, kỷ niệm khó quên nhất của chị là  tại Đại hội thi đua trong toàn quân năm 2020, chị được gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, được Bác Trọng dặn dò: “Đồng chí đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong công việc, nhưng vẫn phải luôn luôn rèn luyện, trau dồi tư tưởng chính trị để mãi xứng đáng là con chim đầu đàn của Chi hội Phụ nữ và phấn đấu là người con xuất sắc của núi rừng Tây Nguyên”.

Đại úy Bùi Thị Quý, trợ lý Tuyên huấn Binh đoàn 15 chia sẻ: Rơ Lan H'Blơn không những là người phụ nữ có đôi bàn tay vàng, mà còn là người sống rất tình cảm, chan hoà với bà con nơi cư trú. Chị thường xuyên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần cho bà con trong làng mỗi khi họ gặp khó khăn hay ốm đau nên được mọi người tin yêu và quý trọng.

Tin cùng chuyên mục
Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Đồng hành cùng đội ngũ Điều tra viên, Người có uy tín, trưởng thôn, buôn có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS (cuộc điều tra 53 DTTS), năm 2024. Họ đã cùng cán bộ điều tra đến từng nhà dân, làm “phiên dịch” giúp Điều tra viên và người dân hiểu nhau để có kết quả điều tra chính xác nhất.