Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Văn bản chính sách mới

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2022

BĐT (T/h) - 09:21, 02/03/2022

Điều kiện mới về kinh doanh bất động sản; mức thu lệ phí trước bạ ô tô điện chạy pin là 0% trong vòng 3 năm; tăng mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2022.

Mức thu lệ phí trước bạ ô tô điện chạy pin là 0% trong vòng 3 năm kể từ 1/3/2022
Mức thu lệ phí trước bạ ô tô điện chạy pin là 0% trong vòng 3 năm kể từ 1/3/2022

Điều kiện mới về kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/3/2022

Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh  bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/3/2022.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.

Mức thu lệ phí trước bạ ô tô điện chạy pin là 0% trong vòng 3 năm kể từ 1/3/2022

Theo Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ban hành ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ, với ô tô điện chạy pin, trong vòng 3 năm kể từ ngày 1/3/2022, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%; trong vòng 2 năm tiếp theo, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.

Bổ sung quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Có hiệu lực từ ngày 15/3/2022, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.

Trong đó, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế - xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

Quy định mới về hoạt động trạm thu phí đường bộ

Theo Thông tư 45/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực từ ngày 31/03/2022, tiêu chí thành lập trạm thu phí đường bộ là phải đặt trong phạm vi của dự án; phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Thực hiện hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và sử dụng công nghệ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tiên tiến, hiện đại; trường hợp áp dụng hình thức khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép; trường hợp trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đối tác công tư phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.

Công khai vị trí trạm thu phí trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương; tại UBND cấp huyện, xã nơi đặt trạm thu phí kể từ khi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Hoạt động trạm thu phí đường bộ phải được công khai, minh bạch; bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng, chỉ cung cấp thông tin khi có sự đồng ý của người sử dụng hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Từ 15/3/2022, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế

Theo Thông tư 03/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương, các mã hàng khẩu trang y tế tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gồm: Mã hàng 6307.90.40; mã hàng 6307.90.90.

Các mã hàng găng tay y tế tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gồm: Mã hàng 3926.20.90; mã hàng 4015.11.00; mã hàng 4015.19.00.

Bộ trang phục phòng chống dịch (gồm quần áo, kính, khẩu trang y tế, mũ bảo hộ, găng tay, giày) mã hàng 6210.10.90 cũng tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2022 đến ngày 31/12/2022.

Đối với những lô hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế, bộ trang phục phòng chống dịch đã làm thủ tục hải quan tạm nhập từ ngày 01/01/2022 đến trước ngày 15/3/2022 được tiếp tục thực hiện tái xuất theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ./.

Tin cùng chuyên mục
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày 18/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, vớí những quy định mới về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Nghị định số 91/2024/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ khai thác thêm những giá trị mới của rừng.