Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chông chênh ngày tựu trường

PV - 10:35, 27/08/2019

Chuẩn bị bước vào năm học mới, thầy cô giáo và học sinh vùng núi huyện Quan Sơn và Mường Lát (Thanh Hóa) đang đối diện với những khó khăn chồng chất. Sau cơn bão số 3, trường lớp học bị lũ cuốn trôi; đường đến trường bị chia cắt, sạt lở nghiêm trọng…

Xã vùng biên giới Na Mèo, huyện Quan Sơn trong năm học mới này dự kiến có 408 học sinh. Trong đó, điểm trường chính chỉ có 141 học sinh; còn lại đều ở các điểm trường lẻ.

Thầy giáo Chung Trường Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo cho biết, trường có nhiều điểm lẻ ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn như Cha Khót, Ché Lầu, Xộp Huối và Son - Sa Ná. Riêng điểm trường Son – Sa Ná vừa bị lũ tàn phá ngày 3/8, khoảng 71 học sinh sẽ phải học tạm trong phòng học lắp ghép trong thời gian chờ đợi trường mới được xây.

“Sau trận lũ, nhiều em học sinh và ngay cả giáo viên mất nhà cửa, mất người thân. Ai cũng đều có nỗi buồn riêng, nhưng chúng tôi luôn động viên các thầy cô và học trò của mình vực dậy tinh thần để sẵn sàng cho năm học mới”, thầy Thành cho biết.

UBND huyện Quan Sơn đã đầu tư, làm phòng học lắp ghép ở bản Sa Ná cho học sinh học tạm, chờ xây trường mới. UBND huyện Quan Sơn đã đầu tư, làm phòng học lắp ghép ở bản Sa Ná cho học sinh học tạm, chờ xây trường mới.

Theo thầy Thành, trong trường cũng có một số giáo viên hoàn cảnh khó khăn, nay lại khó khăn hơn vì chịu thiệt hại do bão lũ. Như cô giáo Nguyễn Thị Tiếm, sinh năm 1985, nhà ở bản Sa Ná, xã Na Mèo. Lũ quét qua bản đã cuối phăng ngôi nhà cùng với chồng và con trai chỉ mới vài tháng tuổi. Chồng cô thoát chết trong cơn đại nạn, nhưng bị thương nặng đang điều trị tại bệnh viện.

“Cô Tiếm là giáo viên hợp đồng của trường, lương chỉ 2 triệu đồng/tháng; bản thân còn bị khuyết tật ở chân cuộc sống đang rất khó khăn. Tôi mong cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ, nhất là tạo điều kiện để cô có thể trở thành giáo viên chính thức của trường”, thầy Thành đề nghị

Cũng như Trường Tiểu học Na Mèo, giáo viên và học sinh ở nhiều cơ sở giáo dục khác ở xã Na Mèo, nhất là ở các điểm trường lẻ, đang đối diện với khó khăn chồng chất. Hàng trăm gia đình của các em học sinh ở các bản Mùa Xuân, Xía Nọi, Muống, Chanh, Hiết, Khà… mất nhà cửa, mất tài sản, giờ đây đều lâm vào cơn khốn khó. Hiện nay, con đường hơn 20km đường rừng đến các bản Mùa Xuân, Xía Nọi đều đang bị cô lập hoàn toàn do đường sạt lở nghiêm trọng. Vì vậy, các em trong bản rất khó đến trường ở trung tâm xã học, cũng như các thầy cô giáo cắm bản cũng rất gian nan để đến lớp dạy học.

Tương tự, tại huyện Mường Lát, đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến các con đường bị hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng, gây chia cắt, cô lập các địa bàn. Để chuẩn bị cho năm học mới, nhiều giáo viên đã phải lặn lội qua những cung đường hết sức gian nan để đến trường.

“Chúng tôi phải đi từ 6h sáng đến 12h trưa mới tới trường. Nhiều đoạn phải khiêng xe mới qua được. Biết là khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải đến lớp để chuẩn bị cho năm học mới”, thầy giáo Lang Văn Long, Trường Tiểu học Tây Tiến chia sẻ.

Ở điểm trường lẻ bản Son, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn), trận lũ lịch sử ngày 3/8 đã xô sập cả hai điểm trường mầm non và tiểu học ở đây. Để học sinh kịp có phòng học đón năm học mới theo đúng kế hoạch, huyện Quan Sơn đã trích từ nguồn kinh phí hỗ trợ 400 triệu đồng xây dựng khẩn cấp 4 phòng học lắp ghép tại điểm trường mầm non bản Sa Ná. Công trình đã hoàn thành, hiện nhà trường đã đưa bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập do các nhà hảo tâm tài trợ để học sinh đón khai giảng.

Ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết, về lâu dài, hai điểm trường mới cho học sinh tiểu học và mầm non của khu Son-Sa Ná sẽ được huyện xây dựng kiên cố ở khu tái định cư cách điểm trường cũ khoảng 1km. Khó khăn trước mắt vẫn còn rất nhiều nhưng địa phương sẽ nỗ lực để bảo đảm kế hoạch giảng dạy của ngành.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.