Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chủ quan với bệnh lao, hậu quả sẽ khôn lường

PV - 14:14, 03/05/2018

Thời gian qua, một số địa phương khu vực Tây Nguyên liên tục có người bị mắc bệnh lao phổi. Do chủ quan người dân tự uống thuốc hoặc tự điều trị bằng thuốc lá cây dẫn đến bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nặng vì nghĩ cảm cúm thông thường

Ông A Minh ở xã Cư Mung, huyện Ea H’Leo (Đăk Lăk) làm nghề chăn nuôi bò thuê cho một số trang trại trên địa bàn Gia Lai, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nhiều khí uế, có khi cả tháng trời ở ngay cạnh trại chăn nuôi bò nên mắc bệnh lao phổi lúc nào không hay. Nghĩ bệnh cúm, ông uống thuốc lá 2 tháng vẫn không khỏi; đến lúc chỉ biết nằm ho và tức ngực, khó thở mới đi khám thì phát hiện mình bị bệnh lao nặng. Vừa chữa bệnh, ông Minh còn vừa sợ người thân và bạn bè biết và xa lánh.

Người dân điều trị bệnh lao tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Đăk Lăk. Người dân điều trị bệnh lao tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Đăk Lăk.

 

Cũng như ông A Minh, ông Ka Nam ở xã Ea Hieo (huyện Ea H’Leo) bị ho kéo dài nhưng vẫn hằng ngày vừa đi làm rẫy vừa hái lá cây uống. Uống mãi vẫn không khỏi mà bệnh lại nặng thêm nên đầu năm 2018, ông Nam đi khám thì phát hiện mình mắc bệnh lao phổi nhưng rất may chưa lây lan cho người thân trong gia đình.

Không chỉ ông Minh, ông Nam mà nhiều người dân khác ở vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên chưa nắm rõ được nguy cơ của bệnh lao phổi cũng như các phương pháp phòng ngừa. Hơn nữa, nhận thức của người dân vùng sâu còn hạn chế nên nhiễm bệnh mà không biết. Khi biết bệnh sợ nhiều người thân xa lánh nên nhiều người có tâm lý buồn chán.

Được Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đăk Lăk điều trị khỏi bệnh mấy tháng nay nhưng ông Trần Văn Tùng ở xã Ea Trang (huyện Ma Đ’rắk) vẫn còn ám ảnh khi nghĩ lại những cơn ho dai dẳng khiến ông và gia đình có nhiều đêm không ngon giấc. Làm nghề thợ mộc, ông Tùng rong ruổi khắp nơi theo công trình, đến khi bị bệnh lao phổi vẫn tự uống thuốc kháng sinh. Khi bệnh nặng, về nhà nằm ho hay lên cơn sốt ông mới đi bệnh viện và phát hiện mình mắc bệnh lao phổi. Trường hợp của ông Tùng còn may khi các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa kịp thời.

Bệnh nhân nhiều, bác sĩ thiếu

Theo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đăk Lăk, bệnh viện đang có nhu cầu thu hút các bác sĩ về công tác với nhiều đãi ngộ thích hợp. hiện nay, tình trạng thiếu bác sĩ vẫn diễn ra mà số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi ngày càng nhiều. Hiện cả bệnh viện chưa có đến 20 bác sĩ, trong khi đó, trung bình mỗi năm, Đăk Lăk có hơn 2.000 bệnh nhân lao mới ở các thể.

Theo bác sĩ Nguyễn Kim Mỹ, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đăk Lăk, dẫu thiếu bác sĩ, phải làm việc vất vả nhưng đội ngũ nhân viên y tế trong Bệnh viện vẫn luôn tận tình chữa trị cho các bệnh nhân. Cùng với chữa trị còn hướng dẫn cách phòng chống và động viên người bệnh không nên có tâm lý tự ti, chán nản để yên tâm điều trị bệnh cho nhanh khỏi.

Hiện nay, bệnh lao phổi nếu phát hiện sớm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do: Nhiễm vi khuẩn Mycobacterim tuberculosis, loại vi khuẩn này là nguyên nhân lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp chứ không có tính di truyền như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, ẩm ướt, nhiều khí uế khiến cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh cũng gây nên bệnh lao phổi. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như nước bọt, đờm, dãi mà không có biện pháp bao vệ cũng có thể nhiễm bệnh lao. Sử dụng thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, vật nuôi nhiễm lao… cũng là nguyên nhân gây bệnh lao ở phổi.

ĐÔNG HƯNG

 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.