Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Chủ tịch Quốc hội dự Lễ tuyên dương Những gương sáng thầm lặng vì cộng đồng

PV - 20:58, 28/11/2020

Chiều 28/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Lễ tuyên dương Những gương sáng thầm lặng vì cộng đồng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Cùng dự chương trình có: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương. 

400 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho cộng đồng trong lĩnh vực an sinh xã hội đã tham dự chương trình.

Trải qua 28 năm hoạt động, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã huy động được gần 7.200 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 33 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên cả nước. Riêng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã vận động được gần 1.348 tỷ đồng cùng hàng trăm nghìn tấn hàng hóa hiện vật để hỗ trợ cho hơn 7,2 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên cả nước.

Với những thành tích đã đạt được, tại chương trình, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tặng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và 2 cá nhân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009-2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Lê Văn Kiểm và bà Trần thị Cẩm Nhung. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Lê Văn Kiểm và bà Trần thị Cẩm Nhung. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, truyền thống "tương thân, tương ái" tốt đẹp của người Việt Nam luôn được kế thừa và phát huy mạnh mẽ, làm nên sức mạnh to lớn, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vừa qua, trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và những mất mát, đau thương của đồng bào miền Trung do thiên tai, bão lũ, truyền thống ấy lại được đồng bào và chiến sĩ cả nước thắp sáng lên bằng nhiều nghĩa cử cao đẹp, nhiều hành động dũng cảm và bằng cả sự hi sinh cao cả của những người lính trong thời bình, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, vì đồng bào.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương, ghi nhận và trân trọng cảm ơn những tấm lòng vàng, những hoạt động thiện nguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đồng hành cùng người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người nghèo, người khuyết tật trên con đường hướng tới một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Theo Phó Chủ tịch nước, hiện nay, nước ta còn nhiều đối tượng cần trợ giúp, trong đó có 6,4 triệu người khuyết tật, gần 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhiều đối tượng yếu thế khác. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội cần tiếp tục quan tâm làm tốt hơn nữa công tác chăm lo cho người nghèo, người yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội.

Đồng thời, Phó Chủ tịch nước đề nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh xã hội; tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng to lớn trong nhân dân, tạo ra phong trào thiện nguyện mạnh mẽ, liên tục, toàn diện; đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng "Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng".


Tin cùng chuyên mục
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.