Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Chữa bệnh từ cây lu lu đực

PV - 11:43, 08/02/2018

Cây lu lu đực còn có tên khác là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Tên khoa học: Solanum nigrum L. họ cà (Solanaceae).

Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng. Do toàn cây có chất độc, đặc biệt là quả, nên dùng phải thận trọng.

t13_5Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: Lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to: Lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50-100g luộc ăn trong ngày.

Chữa sốt: Bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 - 5g.

Chữa bỏng nhẹ, vẩy nến: Ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.

Chữa vết thương đụng giập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: Giã nát 80 - 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước để uống, bã đắp chỗ đau.

PV

Tin cùng chuyên mục
Chùm bao - Vị thuốc an thần đặc trị chứng mất ngủ hiệu quả

Chùm bao - Vị thuốc an thần đặc trị chứng mất ngủ hiệu quả

Cây chùm bao còn có tên gọi khác là cây lạc tiên, dây nhãn lồng, cỏ hồng tiên theo cách gọi của dân tộc Thái; dây lưới, mò pì, mác quánh mon theo cách gọi của dân tộc Tày. Cây chùm bao có công dụng an thần, gây ngủ, điều kinh, điều trị suy nhược thần kinh, ho, phù thũng... Sau đây là một số công dụng và bài thuốc từ cây chùm bao mời các bạn tham khảo.