Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chuối Laba vươn ra biển lớn

PV - 11:10, 08/05/2019

Chuối Laba được người Pháp di thực về trồng tại vùng Laba tỉnh Lâm Đồng gần 100 năm trước, quả chứa nhiều dinh dưỡng và các chất khoáng, có hương thơm, vị dẻo ngọt. Với giá trị đặc biệt đó, những năm trở lại đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao giá trị cây trồng đặc sản này, đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng. 

Từ chuỗi liên kết

Khi tôi đến huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), được biết Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang phối hợp triển khai thẩm định chuối Laba để tiến hành hình thành chuỗi liên kết, cùng với 6 mô hình khác về sản phẩm chè, rau, củ, quả, sữa bò, dược liệu và cây ăn trái khác... Chuối Laba được thẩm định tại Hợp tác xã Thương mại dịch vụ La Ba, xã Phú Sơn (HTX Phú Sơn). Đơn vị này có 54 thành viên tham gia, đã trồng 130ha, trong đó, diện tích đang cho sản phẩm 13ha, tổng sản lượng 780 tấn. Sản phẩm của HTX Phú Sơn liên kết tiêu thụ với Doanh nghiệp Cao nguyên La Ba Lâm Đồng.

Vườn chuối Laba của gia đình chị Đinh Thị Luận ở xã Phú Sơn. Vườn chuối Laba của gia đình chị Đinh Thị Luận ở xã Phú Sơn.

Theo Chủ nhiệm HTX Phú Sơn Nguyễn Tấn Chơi, đơn vị đang tiến hành hợp đồng với đối tác là công ty ở Nhật Bản để xuất khẩu chuối Laba thành phẩm. Xã giao HTX chịu trách nhiệm liên kết các hộ dân để hình thành đầu mối sản xuất và tiêu thụ. Bà con đã đăng ký xuất khẩu chuối thành phẩm có giá 8 ngàn đồng/kg. Ngoài cung ứng chuối quả cho thị trường Nhật Bản và siêu thị ở Việt Nam, năm 2018, HTX còn cung cấp 60.000 cây chuối giống Laba cho địa bàn xã Phú Sơn và các xã Đạ K’Nàng, Liên Hà, Đan Phượng...

Nguồn giống do phía Nhật Bản phối hợp với Công ty Chuối Việt TP. Hồ Chí Minh nhân bằng phương pháp in vitro. Ðịnh hướng của HTX Phú Sơn, năm 2019 phát triển đạt 100ha.

 Ðến thủ phủ chuối Laba

Năm 2018, toàn xã Phú Sơn có 24ha

chuối Laba, trong đó, trồng xen với cà phê, dâu tằm... khoảng 14 ha và trồng thuần chuối khoảng 8ha. Năm đầu trồng chuối thuần khoảng 2.000 cây, năng suất trung bình đạt 60 tấn/ha/vụ/năm. Còn trồng xen đạt trung bình 30 tấn/ha/vụ/năm. Tổng sản lượng chuối thu hoạch toàn xã đạt khoảng 1.000 tấn/năm. Với giá trung bình bán ra thị trường nội địa khoảng 4 ngàn đồng/kg, hiệu quả kinh tế từ chuối đạt 240 triệu đồng/ha/năm đối với trồng thuần; nếu trồng xen có 120 triệu đồng từ chuối và khoảng 90 triệu đồng từ nông sản khác. Khi chuối phát triển năm 2 thì hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi, thậm chí gấp 2,5 lần, nhờ chuối đẻ các cây mới khác.

Ở Phú Sơn, nguồn sản phẩm chuối Laba ngoài cung cấp cho HTX Phú Sơn còn một số lượng khác bán ra thị trường. Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Sơn Lê Quang Vũ cho biết, trên địa bàn xã hiện có 2 điểm thu mua lớn nhất. Chúng tôi đến điểm thu mua của gia đình chị Huỳnh Thị Lê. Chị cho biết, chuối thu mua được cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có cả Lâm Đồng. Hiện, giá chị bán ra loại 1 từ 5,5 ngàn-6 ngàn đồng/kg. Trung bình mỗi ngày chị xuất hàng khoảng 1 tấn, vào mùa cao điểm (tháng 1 và tháng Chạp) xuất bán từ 3-4 tấn/ngày...

Vươn ra thị trường thế giới

Mặc dù hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây cà phê, tuy nhiên giá trị của chuối Laba sẽ còn cao hơn nữa nếu vấn đề đưa chuối Laba vào mô hình chuỗi liên kết là hết sức cần thiết.

Tại chợ Đà Lạt, chuối Laba xanh có giá từ 8-10 ngàn đồng/kg, nếu chín và đẹp giá 20 ngàn đồng/kg. Thực tế cho thấy, giá chuối Laba người trồng bán ra so với người tiêu dùng còn có khoảng chênh lệch rất lớn.

Bắt đầu từ thủ phủ Phú Sơn của huyện Lâm Hà, chuối Laba đang khẳng định ưu thế đặc sản của một vùng địa lý cao trên 1.000m ở Lâm Đồng như Lâm Hà, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương. Chuối Laba của các hộ dân huyện Đơn Dương đã đến với thị trường Trung Quốc, các nước Trung Đông và Nhật Bản... Một số doanh nghiệp ở Đà Lạt đang trở thành cánh tay nối dài đưa chuối Laba đến với nhiều thị trường quốc tế.

MINH ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thị trường tín chỉ carbon rừng nổi lên như một cơ hội kinh tế bền vững cho Việt Nam. Những chính sách mới và các thỏa thuận quốc tế đang mở đường cho nguồn thu từ “vàng xanh” - tín chỉ carbon rừng, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo ra cơ hội phát triển lâu dài, bền vững cho các địa phương, cộng đồng.