Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chuyển biến mới đối với giáo dục vùng DTTS

PV - 15:14, 10/06/2019

Ưu tiên chăm lo cho giáo dục vùng DTTS, miền núi, phát triển nguồn nhân lực DTTS là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo ở khu vực này. Nhiều vấn đề ưu tiên đối với giáo dục vùng DTTS, miền núi đã được đưa vào Luật Giáo dục (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Ưu tiên phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS. Ưu tiên phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS.

Luật Giáo dục (sửa đổi) dự định thông qua cuối kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 10 chương, 119 điều. Trong đó, nhiều vấn đề ưu tiên đối với giáo dục vùng DTTS, miền núi đã được đưa vào trong Luật. Luật nêu rõ, Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em DTTS, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình…

Cùng với đó, Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em DTTS, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, người mồ côi không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh kinh tế ĐBKK vượt khó học tập... Luật cũng quy định, Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện để người DTTS được học tiếng nói và chữ viết của mình.

Đối với chính sách cử tuyển, điểm mới của chính sách này là thu hẹp đối tượng cử tuyển, theo đó Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với các DTTS rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học; đồng thời bổ sung quy định biện pháp hỗ trợ cho người đi học theo chế độ cử tuyển để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có những giải pháp ưu tiên, tiếp tục quan tâm đến giáo dục vùng đồng bào DTTS. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để tham mưu cho Chính phủ một chính sách căn cơ hơn đối với giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, nhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục đồng tình việc ưu tiên đối với giáo dục vùng DTTS, miền núi. Về chính sách cử tuyển, theo Thượng tọa Lý Minh Đức (Sóc Trăng), cần quy định rõ đối tượng được cử tuyển trong từng lĩnh vực, từng cấp đào tạo cao đẳng, đại học. Cử tuyển cần đảm bảo đúng đối tượng, đúng nhu cầu ngành nghề, cân đối chỉ tiêu cho phù hợp và nâng cao chất lượng cử tuyển…

Thời gian vừa qua, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã thực hiện giám sát về “Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2010-2017”. Nhiều hạn chế, bất cập được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội chỉ ra, như: một số chính sách không sát với điều kiện thực tế các vùng, miền, đối tượng. Mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vẫn còn có khoảng cách đáng kể so với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt ở các trường chuyên biệt vùng DTTS vẫn còn thiếu nhiều phòng học, nhà ở bán trú, bếp ăn, công trình vệ sinh và các điều kiện sinh hoạt, học tập khác...

Theo báo cáo của Quốc hội thẩm tra báo cáo kết quả 03 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi (giai đoạn 2016-2018) của Chính phủ cho thấy: Hiện nay, giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm, đó là: Tỷ lệ biết đọc, biết viết của người DTTS chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học THCS đạt 83,9%, THPT chỉ đạt 41,8%. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng DTTS, miền núi còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn chưa hoàn thành.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho Chính phủ đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn thực trạng giáo dục vùng DTTS, miền núi để có cách nhìn toàn diện, sát thực làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới.

Với những điểm mới và sự ưu tiên cho giáo dục vùng DTTS, miền núi, quan trọng là Luật cần đi vào thực tiễn, có bước đi và cách làm phù hợp, giải quyết tốt những bất cập, hạn chế thời gian qua, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS có bước phát triển.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.