Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS &MN

Chuyện tảo hôn ở vùng cao Quảng Trị

Phạm Tiến - 15:55, 21/09/2023

Dù chính quyền các cấp ở Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn, thế nhưng ở 2 huyện vùng cao Đakrông và Hướng Hóa tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Hệ lụy của tảo hôn là làm suy kiệt giống nòi, nghèo đói và thất học....ai cũng đã biết. Thế nhưng, làm thế nào để chấm dứt tình trạng này, thực sự đang là vấn đề nan giải.

(Bài kế hoạch)Chuyện buồn tảo hôn “Làm mẹ từ thủa …..15”
Mới 17 tuổi nhưng em Hồ Thị L ở ở thôn Pa Linh, xã A Vao, huyện Đa Krông (Quảng Trị) đã làm mẹ cách đây gần 2 năm

A Vao là xã biên giới, cách trung tâm huyện Đa Krông 70km về phía Tây Nam. Toàn xã có 6 thôn thì có đến 3 thôn nằm giáp đường biên giới Việt-Lào. Hiện A Vao có 741 hộ 3.496 khẩu trong đó 98% dân số là người Pa Cô. Do điều kiện địa hình phức tạp, khó giao thương…nên đời sống đồng bào Pa Cô ở đây còn nhiều khó khăn, với hơn phân nửa số hộ thuộc diện hộ nghèo. 

Cùng với cái nghèo, chuyện tảo hôn ở xã biên giới A Vao cũng đã trở thành vấn nạn dai dẳng. Theo số liệu thống kê từ UBND xã, chỉ tính riêng năm 2022, toàn xã đã có đến 13 cặp đôi vi phạm về tảo hôn. Cái vòng luẩn quẩn “Thất học, tảo hôn, nghèo đói”  dường như chưa muốn dừng lại với đồng bào ở A Vao!

Trong căn nhà gỗ xiêu vẹo, em Hồ Thị L. kể về cuộc sống thiếu trước hụt sau của gia đình mình. Dù mới 17 tuổi, thế nhưng em L. đã làm mẹ cách đây gần 2 năm về trước. Chuyện bắt đầu khi L. chưa tròn 15 tuổi, em quen chồng em….rồi theo chồng về ở thôn Pa Linh, xã A Vao. Nhà chồng L. cũng khó khăn, cuộc sống phụ thuộc vào nương rẫy. Rồi con thơ ra đời, cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn nay lại chồng thêm khó khăn vất vả. Mùa giáp hạt, cả 3 người trẻ lại rơi vào cảnh “đói cơm nhạt muối”.

Làm bố, làm mẹ khi còn quá trẻ khiến cho L phải bối rối, chồng L cũng chưa hiểu biết nhiều nên nuôi con và kiếm cái để ăn trở thành “cuộc chiến”. Bế con nhỏ gần 2 tuổi trên tay, Hồ Thị L nói: “Bây giờ thấm việc tảo hôn sẽ gặp nhiều khó khăn thì đã muộn”!

(Bài kế hoạch)Chuyện buồn tảo hôn “Làm mẹ từ thủa …..15” 1
Dù đã được cán bộ về tận thôn, bản để tuyên truyền nhưng tỉ lệ tảo hôn ở huyện miền núi Đa Krông vẫn xảy ra ở 12/13 xã, thị trấn

Ở A Vao, chuyện buồn như vợ chồng em L không phải là hiếm. Nếu mỗi năm có 13 cặp tảo hôn như năm 2022, nhẩm tính lũy kế trong 3 năm gần đây nhất sẽ thấy con số đó không phải là nhỏ trên tổng số 741 hộ dân toàn xã.

Chị Hồ Thị Thoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã A Vao cho biết: A Vao là xã vùng cao, biên giới, cách xa trung tâm huyện, kinh tế phát triển chậm, hệ thống giao thông còn bất cập, nên người dân chưa được tiếp cận nhiều với cuộc sống hiện đại cũng như hiểu biết pháp luật về tảo hôn. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, người dân vẫn còn lam lũ với nương rẫy, ít ai có dịp đi xa khỏi bản làng nên nhiều người còn thiếu thông tin, kiến thức, về pháp luật, hôn nhân và gia đình.

Không riêng gì A Vao, toàn huyện Đakrông có 13 xã, thị trấn thì trong năm 2022 tình trạng tảo hôn xảy ra ở 12 xã. Trong đó nổi lên các xã có số trường hợp tảo hôn là: A Vao (13 trường hợp), Tà Long (10 trường hợp), A Bung (9 trường hợp), Tà Rụt (8 trường hợp). Tính lũy kế trong 5 năm, giai đoạn 2016-2021, theo số liệu thống kê của huyện Đakrông, toàn huyện có 484 cặp tảo hôn, chiếm tỉ lệ 20,96% số trường hợp kết hôn.

Còn tại huyện Hướng Hóa, tính tổng trong 5 năm trở lại đây đã có 692 cặp tảo hôn. Trong số đó, không ít em đã phải bỏ học giữa chừng.

Bế đứa cháu nội trên tay, anh Hồ La. V. sinh năm 1981, ở thôn Thanh 1, xã Thanh, huyện Hướng Hóa giọng buồn khi kể về chuyện tảo hôn của con trai. Vì cuộc sống khó khăn, nên anh V. đầu tắt mặt tối trên nương rẫy lo cho gia đình có đến 5 người con. 5 năm qua, 2 con gái lớn đã lập gia đình đúng độ tuổi. Riêng người con trai thứ 3, Hồ Văn M được gia đình anh V. cho con đi học với mong muốn thay đổi cuộc sống, thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Thế nhưng niềm hy vọng của anh V. đã không thể trở thành hiện thực, khi M. bỏ học, tảo hôn với Hồ Thị T. vào tháng 9/2020 và sinh con gái đầu lòng sau đó ít tháng.

(Bài kế hoạch)Chuyện buồn tảo hôn “Làm mẹ từ thủa …..15” 3
Để hạn chế tình trạng tảo hôn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có công tác tuyên truyền, vận động, thế nhưng tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra

Hệ lụy từ tảo hôn mang lại ai cũng biết. Đó là làm suy kiệt nòi giống, nghèo đói và thất học… Các giải pháp phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng đã được triển khai đồng bộ. Thế nhưng, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS đến nay vẫn còn tồn tại.

Để giảm đến mức thấp nhất, dần xóa bỏ hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, tỉnh Quảng Trị xác định, trong giai đoạn 2021 - 2025, tranh thủ nguồn phí từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025, Ban Dân tộc Quảng Trị tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các huyện đẩy mạnh, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền. Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của gia đình, dòng họ; đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS trong công tác tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn.

Tin cùng chuyên mục
Phước Sơn (Quảng Nam) đẩy lùi tập tục lạc hậu đối với người dân vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) đẩy lùi tập tục lạc hậu đối với người dân vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (ngày 16 và 17 tháng 10), huyện Phước Sơn tổ chức Chiến dịch truyền thông, nhằm bàn giải pháp xóa bỏ các tập tục lạc hậu và một số vấn đề cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em vùng DTTS gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 27 về “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân vùng đồng bào DTTS, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” của Ban Thường vụ Huyện ủy năm 2024. Chiến dịch truyền thông được tổ chức tại xã vùng cao Phước Chánh và thị trấn Khâm Đức.