Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Chuyện về chiếc xe tăng tại tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Lê Hường - 7 giờ trước

Hình ảnh chiếc xe tăng tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột tại trung tâm Ngã Sáu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk không chỉ là biểu tượng của trận chiến quyết liệt giải phóng mục tiêu then chốt, mở màn chiến dịch Tây Nguyên, mà còn niềm tự hào dân tộc, tri ân sự hy sinh anh dũng của các chiễn sĩ cách mạng.

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột
Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, là đòn phủ đầu đối với chính quyền và quân đội Việt Nam cộng hòa, mở ra thời cơ chiến lược tiến tới cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Nhớ lại trận tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn An Vinh kể: Thời điểm đó, Ngã Sáu là trung tâm, giao điểm của các mũi tiến công, hướng Bắc vào, hướng Tây xuống và hướng Đông lên. Trận đánh có sự tham gia của nhiều lực lượng, bộ binh, công binh, pháo binh, điểm đặc biệt đó là đội hình xe tăng. 

Giữa lúc bộ binh đang giao chiến quyết liệt với quân địch, xe tăng của ta xuấn hiện làm địch hoang mang, lo sợ và mất tinh thần. Bởi họ không tưởng tượng ra được rằng, quân ta lại đưa các loại xe quân sự này vào trận chiến Buôn Ma Thuột. Khi xe tăng của ta đánh vào Ngã Sáu, địch khiếp sợ, rơi vào thế bị động, bỏ chạy quân ta làm chủ trận địa.

Hình ảnh quân giải phóng trong trận đánh Buôn Ma Thuột (ảnh tư liệu Bảo tàng Đắk Lắk)
Hình ảnh quân giải phóng trong trận đánh Buôn Ma Thuột (ảnh tư liệu Bảo tàng Đắk Lắk)

Chiếc xe tăng tại tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, là mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 do Liên Xô sản xuất. Trong trận chiến giải phóng Buôn Ma Thuột, Đại đội 9, Trung đoàn xe tăng 273, Quân đoàn 3 được giao nhiệm vụ tấn công từ hướng Tây, đánh thẳng vào Sư đoàn 23 ngụy.

 Mũi tiến công này có nhiều xe tăng, trong đó có xe tăng T-54 mang số hiệu 980. Chỉ huy xe tăng số hiệu 980, là Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp, lúc đó đang giữ vị trí Đại đội trưởng Đại đội 9, Trung đoàn xe tăng 273.

Ông Hưởng chia sẻ: Thời điểm lúc bấy giờ, T-54 là xe tăng hiện đại nhất. Tôi tiếp nhận xe tăng từ tỉnh Lạng Sơn và hành quân mấy tháng trời mới vào đến Buôn Ma Thuột. Xe tăng cùng lực lượng bộ binh chiến đấu quyết liệt trên trận địa dày đặc lô cốt. Sáng 11/3/1975, chiếc xe tăng mang số hiệu 980, là xe tăng đầu tiên cùng bộ binh Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 24 đánh chiếm và làm chủ Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy, giải phóng Buôn Ma Thuột.

Sự xuất hiện của xe tăng trên chiến trường Buôn Ma Thuột đã làm quân địch mất tinh thần, suy yếu ý chí chiến đấu. Chiếc xe tăng mang số hiệu 980 không chỉ là phương tiện chiến đấu, biểu tượng của sức mạnh quân sự, mà còn là niềm tự hào dân tộc, tri ân sự hy sinh anh dũng của các chiễn sĩ cách mạng

Để ghi nhớ chiến công của quân và dân ta trong chiến hắng Buôn Ma Thuột lịch sử, đặc biệt là vai trò quan trọng của xe tăng, năm 1995, chính quyền tỉnh Đắk Lắk quyết định xây dựng Tượng đài Chiến thắng ở khu vực Ngã Sáu. trên tượng đài có mô hình chiếc xe tăng.

Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột nằm ở khu vực Ngã Sáu, Trung tâm của Tp.Buôn Ma Thuột
Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột nằm ở khu vực Ngã Sáu, Trung tâm của Tp.Buôn Ma Thuột

Ban đầu mô hình là tăng T-34, số hiệu 945 (lấy thời gian ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945). Tượng đài hoàn thành có nhiều ý kiến phản hồi chưa đồng thuận vì trong trận đánh Buôn Ma Thuột năm 1975, bộ đội ta không dừng xe tăng T-34 mà dùng xe tăng T-54. Chiếc xe tăng đầu tiên xông vào Sở Chỉ huy Sư 23 ngụy mang số hiệu 980. Sau đó, chính quyền tỉnh Đắk Lắk quyết định sửa đổi chiếc xe tăng trên tượng đài thành T-54, số hiệu 980.

Nằm ở trung tâm Ngã Sáu, ngày nay, Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột trở thành điểm tham quan hấp dẫn mà bất cứ người dân, du khách đến Buôn Ma Thuột đều dừng chân tìm hiểu lịch sử và chụp hình lưu niệm.

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên 1975 và nửa thế kỷ xây dựng, phát triển Đắk Lắk”, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh: Chiếc thắng Buôn Ma Thuột là niềm tự hào của quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên cũng như cả nước nói chung. Đó là nguồn động viên, khích lệ, nguồn cảm hứng trong giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân tiếp tục chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Mẹ Việt Nam Anh hùng và nguyên lãnh đạo Quân khu 9, Cần Thơ, Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Mẹ Việt Nam Anh hùng và nguyên lãnh đạo Quân khu 9, Cần Thơ, Hậu Giang

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương, Quân khu 9 và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.