Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô đỡ thôn bản tận tâm

PV - 17:14, 16/07/2018

Với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ phụ nữ đến khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế ngày càng tăng, tỷ lệ sản phụ mắc tai biến sản khoa, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh giảm đáng kể.

cô đỡ thôn bản Nhờ được tư vấn, chăm sóc sức khỏe nhiều chị em phụ nữ đã có điều kiện chăm sóc gia đình và phát triển kinh tế.

Đối với người dân thôn Khe Nà, xã Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ), chị Lý Thị Tư là một cô đỡ thôn bản luôn tận tâm, không ngại khó khăn giúp đỡ các sản phụ nơi đây. Mọi người đều gọi chị với cái tên thân mật là Bà đỡ Tư.

Khi nói về Bà đỡ Tư, ai trong thôn Khe Nà cũng cảm ơn vì sự nhiệt tình của chị. Nhà nào có sản phụ, hằng tháng đều được Bà đỡ Tư đến thăm hỏi, hướng dẫn cách ăn uống, chăm sóc sức khỏe và đi khám thai định kỳ. Tại thôn Khe Nà, chị Tư nắm chắc như lòng bàn tay trường hợp nào đang nuôi con nhỏ, trường hợp nào đang mang thai, trường hợp nào đang có ý định sinh con nữa... Nhìn thấy chị, các bà, các mẹ đều coi như người nhà.

Chị Lý Thị Tư là người đã gắn bó hàng chục năm với thôn Khe Nà. Với dáng người mảnh mai và nhanh nhẹn, ở đâu có sản phụ là ở đó có chị với chiếc ống nghe tim thai của mình. Chị Tư cho biết, trước đây người dân trong xã thường đẻ ở nhà, chỉ có các bà cụ đỡ thôi, vì vậy thường xảy ra nhiều tai biến như chảy máu nhiều, uốn ván rốn…

Nghe chị Tư kể về công việc và những niềm vui, vất vả trong nghề, chúng tôi không khỏi khâm phục nghị lực và nhiệt huyết của chị. Có những ca chị phải đi bộ hàng chục cây số để thăm thai phụ. Xa xôi là thế, nhưng hàng tuần, chị Tư đều đến các hộ dân để thăm hỏi bà con, tuyên truyền cho bà con về sức khoẻ sinh sản, lên Trạm Y tế xã để xin thuốc sắt về phát cho chị em phụ nữ có thai trong thôn uống. Khi chúng tôi hỏi chị đã đỡ đẻ cho bao nhiêu ca rồi, chị Tư trả lời, bản thân chị cũng không nhớ thời gian qua đã đỡ được bao nhiêu ca sinh nở, chỉ biết rằng chưa có một ca tai biến nào xảy ra cả.

Mặc dù đi lại vận động tuyên truyền thường xuyên, vừa kiêm làm y tế thôn bản, vừa làm cộng tác viên dân số... nhưng phụ cấp mỗi tháng chị chỉ được vài trăm nghìn đồng. Đó còn chưa kể có những bản địa bàn rộng, cần 2 cộng tác viên, phụ cấp lại phải chia đôi, gần như không đủ bù tiền xăng xe đi lại. Tuy nhiên với chị, niềm vui, niềm động viên lớn nhất chính là được góp sức mình mang lại sự an toàn, hạnh phúc cho bà con trong thôn bản. Chỉ những người thật sự tâm huyết, gắn bó với bà con và có tính nhẫn nại, kiên trì, tỉ mỉ thì mới có thể làm công việc của một bà đỡ thôn bản.

Bác sĩ Phạm Quang Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ cho biết. Với 7 xã, 1 thị trấn, số hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc của Ba Chẽ chiếm đa số, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế.

Trước đây, bà con không đi khám thai, chủ yếu sinh con tại nhà. Thêm vào đó, nơi đây vẫn còn tồn tại hủ tục không sinh con một bề nên tình trạng đẻ nhiều cũng trở nên phổ biến… Chị Tư là 1 trong 13 bà đỡ thôn bản hiện đang hoạt động rất hiệu quả ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh của huyện Ba Chẽ. “Nhờ được tuyên truyền thường xuyên, lại được bà đỡ tận tâm, đưa chị em đi khám thai, sinh nở tại các cơ sở y tế nên nhận thức của bà con cũng nhờ đó có nhiều chuyển biến. Đa phần bà mẹ mang thai đã đến trạm y tế khám thai định kỳ và đến trạm y tế sinh con. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ trong thôn cũng được chăm sóc sức khoẻ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất hơn. Trên 90% phụ nữ mang thai đều khám thai đủ 3 lần; số ca chết do tai biến sản khoa vài năm trở lại đây gần như không còn”, ông Dũng chia sẻ.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.