Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô gái xứ Thanh với nghị lực phi thường vượt lên số phận

PV - 14:17, 29/07/2019

Khi nhắc đến cô gái Lê Thị Thắm, SN 1998 (xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) mọi người đều dành cho em một tình thương và lòng khâm phục. Sinh ra đã không có hai tay, nhưng với nghị lực phi thường Thắm đã nỗ lực học tập, vượt lên làm chủ số phận của mình.

Lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ ở quê. Lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ ở quê.

Gặp Lê Thị Thắm không ai nghĩ cô gái này hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Hồng Đức. Cách đây hơn 20 năm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tình và anh Lê Xuân Ân sinh cô con gái đầu lòng. Niềm vui đón con chào đời cũng là nỗi đau và sự tuyệt vọng khi chứng kiến đứa con gái bé bỏng không có hai tay. Dẫu vậy, thương con nên hai vợ chồng vẫn gắng gượng vượt qua.

Lên 6 tuổi, thấy bạn bè cắp sách đến trường Thắm cũng đòi mẹ cho đi học. “Hồi đó còn bé tí mà để được đi học nó đã hứa với tôi là nếu con đến lớp mà không học giỏi bằng các bạn thì con sẽ đồng ý ở nhà”, chị Tình kể lại.

“Những năm đầu học tiểu học nhiều khi em đã tưởng là mình phải bỏ học giữa chừng vì khi tập viết các đầu ngón chân sưng tấy, mỏi nhừ. Có lúc đau quá em quẳng bút và ngồi khóc tu tu nhưng rồi sau đó lại nhặt bút và tiếp tục luyện chữ”, Thắm nhớ lại.

Với nghị lực phi thường, không cho phép mình gục ngã trước khó khăn, cô gái “chim cánh cụt” đã tốt nghiệp phổ thông với thành tích đáng nể 12 năm liên tiếp là học sinh giỏi. Năm 2016, Thắm quyết định thi vào Trường Đại học Hồng Đức.

Khi ấy, PGS.TS Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức nhìn thấy Thắm và đọc bảng thành tích phổ thông của cô gái này đã không giấu được sự cảm phục. Ông bảo, mặc dù từ trước tới nay Khoa Sư phạm ngoại ngữ của Trường chưa từng nhận học sinh khuyết tật nhưng nếu em thi đỗ, thầy sẽ đứng ra làm tờ trình, đề nghị nhà trường tiếp nhận em.

Ba năm theo học tại Trường Đại học Hồng Đức, Thắm luôn là sinh viên giỏi của trường và được nhận học bổng. Thương cảm và khâm phục trước nghị lực của cô gái “chim cánh cụt” nhà trường đã cho 2 mẹ con Thắm mượn một phòng ký túc để ở miễn phí.

Không chỉ vậy, lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức còn tạo công ăn việc làm cho chị Tình khi đồng ý nhận chị vào làm lao công trong trường với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Bản thân Thắm thì được miễn phí toàn bộ học phí và các khoản đóng góp khác.

Cách đây 2 năm, Thắm mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ quê mình. Cảm phục nghị lực của Thắm, nhiều người đã đến thăm, động viên và hứa sẽ hỗ trợ một số dụng cụ như: máy chiếu, máy trợ giảng... để Thắm có điều kiện thuận lợi dạy học tại nhà.

TUẤN TRÌNH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.