Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô giáo Nương và lớp học đặc biệt ở vùng Bảy Núi

PV - 21:48, 30/01/2018

Là nạn nhân bị bắt đưa sang Campuchia vào năm 1979, khi chiến tranh biên giới xảy ra, cô giáo Nông Na Nương, dân tộc Khmer ở huyện Bảy Núi (An Giang) phải sống trong những ngày bị địch tra tấn hành hạ, lao động khổ sai… cho đến khi được bộ đội giải cứu trở về quê hương, cô không còn sức khỏe để đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, với quyết tâm tiếp tục thực hiện ước mơ của mình, cuối năm 2000, cô Nương đã mở một lớp học để dạy kèm miễn phí, giúp đỡ cho học sinh nghèo tại vùng biên Bảy Núi.

Căn nhà của cô Nương tọa lạc ở ấp Vĩnh Tâm, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên cũng là nơi “Lớp học đặc biệt” hình thành hơn 15 năm qua. Sở dĩ gọi là lớp học đặc biệt, bởi lớp học chỉ có chiếc bảng cũ kĩ được kê tạm bợ, vài tấm ván vụn kê lại là thành cái ghế, cái bàn; còn học sinh thì ai muốn đến học đều được, và hoàn toàn miễn phí.

Ở tuổi 74, suốt thời gian qua, ngày nào cô Nương cũng miệt mài mang con chữ đến với trẻ em nghèo và đông đảo con em đồng bào dân tộc Khmer vùng biên này.

Chiếc bảng cũ kỹ, thủng lỗ chỗ là nơi khai sáng cho các học sinh nghèo. Chiếc bảng cũ kỹ, thủng lỗ chỗ là nơi khai sáng cho các học sinh nghèo.

 

Ánh mắt và khuôn mặt đợm buồn, cô giáo già nhìn về phía tấm bảng trên vách nhà, hồi ức về quá khứ: Năm 1965, cô thi đậu tú tài, sau đó về dạy học ở trường làng, thuộc huyện Bảy Núi trước đây. Chiến thắng 30/4/1975, cô may mắn vẫn tiếp tục giảng dạy và được phân công làm Hiệu trưởng Trường cấp I An Cư (xã An Cư).

Vừa làm quen với nhiệm vụ mới chưa bao lâu, thì chiến tranh biên giới Tây Nam lại nổ ra, nhà cô cũng như nhiều bà con tại vùng Bảy Núi bị bọn Pôn Pốt đốt sạch. Đến năm 1979, cô và nhiều người dân khác tại Bảy Núi bị bọn Pôn Pốt bắt làm tù binh, rồi đưa sang Campuchia lao động khổ sai. Hơn một năm sau, bộ đội Việt Nam sang làm nhiệm vụ giúp bạn và giải cứu đưa mọi người trở về quê hương, trong đó có cô.

Điều đáng buồn, những ngày bị tù đày khiến sức khỏe cô không thể đảm nhận đứng lớp được nữa. Cuộc sống mới vô cùng vất vả đối với người phụ nữ đơn thân, mang nhiều bệnh tật như cô. Dù phải làm rất nhiều việc để sống, nhưng lòng cô luôn hướng về cái nghiệp “gánh chữ” mà cô luôn mơ ước từ nhỏ.Vì vậy, cuối năm 2000, cô Nương bắt đầu dạy kèm miễn phí cho học sinh nghèo trong xóm. Đến nay, đã hơn 15 năm cần mẫn với con chữ cô đã dạy miễn phí cho hàng trăm học trò nghèo tại vùng biên này.

“Mỗi ngày đều mong các em đến học để cho tôi có cơ hội được dạy, được cho các em con chữ. Cũng vui lắm, vào thời điểm tựu trường, lớp học sẽ có khoảng 10-15 em ở các lớp khác nhau đến học. Dịp hè thì đông hơn, nên cô phải chia ra nhiều nhóm mới đủ chỗ ngồi”, cô Nương bộc bạch.

Hiện tại, cô Nương đang nhận dạy kèm miễn phí 2 môn Toán và Tiếng Việt, cho các em từ lớp 1 đến lớp 5, vào cả hai buổi sáng và tối. Hầu hết, những học trò đến học tại nhà của cô Nương đều thuộc diện con nhà nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là người dân tộc Khmer. Đa số cha mẹ các em đều không nói rành tiếng Việt nên không thể dạy kèm các em tại nhà. Về phía các em do khác biệt về ngôn ngữ nên khả năng lĩnh hội kiến thức tại trường khá chậm.

Cảm thông và thấu hiểu hoàn cảnh đó, nên dù tuổi cao, điều kiện kinh tế khó khăn và sớm hôm chỉ có một mình, nhưng cô Nương vẫn kiên trì đứng lớp đều đặn, lấy niềm vui hiện tại quên đi quá khứ đau thương do chiến tranh mà cô đã phải trải qua.

Ông Chau Kim Ba, Trưởng phòng dân tộc huyện Tịnh Biên chia sẻ: Địa phương rất ghi nhận việc làm của cô Nương... Đặc biệt phụ huynh và các em học sinh rất biết ơn và yêu mên cô. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân trong xã đời sống còn nhiều khó khăn nên cũng không hỗ trợ được gì.

Để lớp học có đủ chỗ ngồi, các phụ huynh cũng chỉ có thể góp vài tấm ván vụn đóng thành bảng và vài cái bàn, ghế tạm để các em thuận tiện trong việc học. Về phía địa phương, cũng thuộc xã nghèo, nên chỉ đến dịp lễ, tết mới có điều kiện hỗ trợ thăm hỏi cô Nương theo chính sách dân tộc.

“Thời gian này, chúng tôi đã có chủ trương vận động giúp cô Nương một số dụng cụ học tập như: Phấn viết bảng và tập viết… để cô đỡ phải bỏ tiền túi ra mua cho các em học sinh nghèo”, ông Ba thông tin.

Những việc làm của cô Nương được chính quyền cơ sở, phụ huynh và các em học sinh đến học rất biết ơn và cảm phục. Tuy nhiên, hầu hết người các hộ dân trong xã đời sống còn nhiều khó khăn nên cũng không hỗ trợ được gì.                             Ông Chau Kim Ba

HẠNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.