Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Cơ hội lớn cho xuất khẩu lao động Việt Nam

Minh Hoàng - 17:51, 05/08/2022

Hiện nay, các thị trường lao động ngoài nước đã có thay đổi chính sách thích ứng với dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, do đó nhu cầu về lao động đang tăng lên rất cao. Đây là thời cơ thuận lợi để Việt Nam tăng cường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chính sách thích ứng với dịch COVID-19 tạo thuận lợi cho xuất khẩu lao động Việt Nam
Chính sách thích ứng với dịch COVID-19 tạo thuận lợi cho xuất khẩu lao động Việt Nam

Như tại thị trường các nước Châu Âu đã mở lại từ năm 2021; Hàn Quốc từ tháng 5/2021 (sau hơn 1 năm ngừng tiếp nhận lao động đi theo chương trình EPS); Đài Loan (Trung Quốc) mở lại từ ngày 15/2/2022 (đóng cửa từ 19/5/2021); Nhật Bản bắt đầu mở lại từ tháng 3/2022 (sau hơn 1 năm đóng cửa từ cuối tháng 1/2021) và một số thị trường lao động khác cũng đã có chính sách tiếp nhận lao động với các điều kiện và quy định phù hợp trong thời gian qua.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động duy trì và phát triển các thị trường tiếp nhận lao động; kịp thời nắm bắt các thông tin về tình hình dịch COVID-19, chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động đối phó với tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại các nước; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bảo đảm các quy định về phòng chống dịch của nước sở tại.

Theo đó, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng qua (chiếm đến 93% tổng số lao động đi làm việc tại nước ngoài). Trong 7 tháng năm 2022, các đơn vị đã đưa 56.863 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 63,2% mục tiêu kế hoạch năm, trong đó có 21.238 lao động nữ.

Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.