Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Cơ hội mới, niềm tin mới

Thanh Huyền - 16:25, 06/01/2020

Năm 2019 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch, thì tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong năm 2019 cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, niềm tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố.

Năm 2019, kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng
Năm 2019, kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

Niềm vui lan tỏa

Trong năm qua, nhờ sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nỗ lực của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc các cấp, cùng sự quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự vươn lên của đồng bào DTTS cả nước, tình hình kinh tế-xã hội vùng DTTS&MN tiếp tục có nhiều khởi sắc. 

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, năm 2019, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tập trung tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm; chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án trình Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt UBDT đã tích cực tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông; trên cơ sở đó tham mưu Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới. UBDT tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Đây là 02 sự kiện quan trọng mang tính đột phá, xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới... 

Với sự vào cuộc quyết liệt, đột phá đó, trong năm 2019, kinh tế vùng DTTS&MN có bước phát triển, các địa phương đều đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Bình quân các tỉnh vùng Tây Bắc tăng 8,4%, các tỉnh vùng Tây Nguyên tăng 8,1%, các tỉnh vùng tây Nam bộ tăng 7,3%. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện, đảm bảo an sinh xã hội; niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS cơ bản ổn định. Đến cuối năm 2019, 100% số xã có trường tiểu học, hầu hết các xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học xóa mù chữ, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. 99,4% xã có trạm y tế xã, trong đó có khoảng 60% số trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đến năm 2020 theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ Y tế…

Dù xuất phát điểm thấp, nhưng các địa phương vùng DTTS&MN cũng đã có những nỗ lực trong xây dựng NTM; hiện đã có 3.214 xã; 54 huyện của vùng đạt chuẩn NTM... Đây thực sự là những chuyển biến tích cực, đem lại niềm vui lan tỏa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Hứa hẹn những thành công 

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì thiên tai, đói nghèo... vẫn đang là khó khăn, thách thức lớn ở vùng DTTS&MN. Tính đến năm 2019, thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số DTTS chiếm 14,7% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 55,27% tổng số hộ nghèo của cả nước. Hiện có 9 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo người DTTS chiếm trên 90%; 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 70% - 90%. Một số nhóm DTTS có tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức rất cao lên đến 70 - 80% như: Ơ-đu, Cor, Khơ Mú, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Mông và Xơ-đăng...

Có thể nói, khó khăn, thách thức ở phía trước còn hiện hữu. Năm 2020, cần quyết tâm cao, hành động quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị và phát huy nội lực vươn lên của người dân. Tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, Ủy ban Dân tộc đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển vùng đồng bào DTTS và MN thời gian tới. 

Trong năm 2020, UBDT tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Chính phủ, Quốc hội; các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực công tác dân tộc; trọng tâm là tham mưu xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 gắn với thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới...

Việc triển khai những nhiệm vụ quan trọng này hứa hẹn sẽ là tiền đề vững chắc tạo nên sự thay đổi căn cơ, đột phá cho vùng DTTS và miền núi trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc...

Có thể khẳng định, những dấu ấn, khởi sắc của công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trong năm qua là tiền đề, tạo niềm tin về kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN sẽ ngày càng khởi sắc trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Năm 2019, kinh tế vùng DTTS&MN có bước phát triển, các địa phương đều đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Bình quân các tỉnh vùng Tây Bắc tăng 8,4%, các tỉnh vùng Tây Nguyên tăng 8,1%, các tỉnh vùng tây Nam bộ tăng 7,3%. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện, đảm bảo an sinh xã hội; niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước được nâng lên...

Tin cùng chuyên mục
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.