Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Có khoảng 1,5 triệu học sinh không có thiết bị học trực tuyến

P. Ngọc - 10:53, 13/09/2021

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tổng số học sinh đang học theo hình thức trực tuyến ước khoảng 7,35 triệu em. Số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến là khoảng 1,5 triệu em.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: INT

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả nước có 26 tỉnh, thành phố đang tổ chức dạy học chương trình năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến. Trong đó, có một số địa phương chỉ tổ chức dạy học trực tuyến ở một số vùng; một số địa phương không thực hiện giãn cách nhưng có nguy cơ cao nên tổ chức dạy học trực tuyến.

Theo đó, có hơn 7.350.000 học sinh đang triển khai học trực tuyến. Theo thống kê tính tới ngày 12/9, có khoảng 1,5 triệu học sinh (thuộc 213 quận huyện) chưa có thiết bị học trực tuyến.

Cũng theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, công tác tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều tỉnh, thành phố phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt, nhiều học sinh thiếu thiết bị học tập, sự hỗ trợ của gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc dạy và học ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Chương trình có ý nghĩa lớn để hạn chế bớt sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới ngành Giáo dục, hạn chế khó khăn cho các em học sinh, thể hiện tinh thần nhân ái, chia sẻ tương trợ của toàn xã hội đối với lứa học sinh bị thiệt thòi lớn trong thời dịch bệnh, chăm lo cho thế hệ tương lai, thể hiện một thái độ của cả nước quan tâm tới giáo dục.

Theo Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GD&ĐT, chương trình đặt mục tiêu phủ sóng toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến, thời hạn hoàn thành trong tháng 9 năm 2021; phủ sóng toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc. 

Về hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến, chương trình đặt mục tiêu giai đoạn 1 (trong năm 2021) huy động 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc; trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến. 

Giai đoạn 2 (từ năm 2022 - 2023), tiếp tục phát động Chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để có thể thực hiện học trực tuyến.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.