Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô sinh viên dân tộc Sán Dìu nuôi chí hướng trở thành luật sư

Hồng Minh - 17:42, 17/12/2020

Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, nhưng nữ sinh dân tộc Sán Dìu Lâm Thị Thủy, thôn Đầu Vai, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, quyết tâm nuôi dưỡng ước mơ mai này trở thành luật sư. Và Lâm Thị Thủy đã tiếp cận được với ước mơ khi chính thức trở thành sinh viên năm thứ nhất, khoa Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Lâm Thị Thủy (bên trái) cùng với người bạn của mình
Lâm Thị Thủy (bên trái) cùng với người bạn của mình

Lâm Thị Thủy sinh ra và lớn lên ở thôn Đầu Vai, nơi có hơn 90% là đồng bào dân tộc Sán Dìu, điều kiện học tập của học sinh nơi đây còn nhiều hạn chế.

Cùng với khó khăn chung của đồng bào nơi đây, hoàn cảnh gia đình Lâm Thị Thủy còn khó khăn hơn khi bố mẹ Thủy đi làm ăn xa, để lại hai chị em Thủy ở nhà chăm sóc nhau. Thế nhưng, càng khó khăn thì quyết tâm vươn lên học tập của Thủy lại càng cao khi em đạt được nhiều thành tích đáng nể.

 Lâm Thị Thủy đã đỗ vào Trường Đại học Luật Hà Nội để viết tiếp ước mơ trở thành nữ luật sư của mình. Thành tích ngọt ngào đó chính là kết quả của 12 năm miệt mài đèn sách. Nhắc lại thành tích học tập của Thủy trước đó, Thủy không quên “khoe” về những tấm giấy khen học sinh giỏi, hay giấy khen đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử.

Có niềm say mê với môn Lịch sử từ ngày học THCS, nên khi lên THPT, Thủy đã nhiều lần tham gia kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử và đạt được thành tích cao như: giải Nhì trong Kỳ thì học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh năm lớp 11; giải Khuyến khích trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử năm lớp 12.

“Lịch sử là môn học về quá khứ để tiếp thu những kinh nghiệp của người trước, để sống cuộc sống hiện tại thật ý nghĩa, hướng tới tương lai tốt đẹp. Là thế hệ trẻ, em nghĩ chúng em cần phải am hiểu về lịch sử của dân tộc để sống có trách nhiệm hơn”, Lâm Thị Thủy nói về niềm yêu thích môn Lịch sử.

Chia sẻ về con đường học tập của mình, Thủy nói: “Xa bố mẹ, em đã tự ý thức trong học tập, nỗ lực đạt được kết quả cao nhất để bố mẹ yên tâm làm ăn. Nơi em sinh sống không có nhiều anh chị đi học đại học mà hầu hết là đi làm luôn sau khi tốt nghiệp THPT. Còn bản thân em luôn suy nghĩ phải nỗ lực rất nhiều để bố mẹ thấy được sự cố gắng vươn lên và ủng hộ em trong suốt 4 năm đại học”.

“Em muốn trở thành một luật sư am hiểu về luật pháp Việt Nam để bản thân vận dụng những hiểu biết ấy, áp dụng trong cuộc sống hằng ngày; đồng thời có thể giúp đỡ người dân quê mình hiểu biết về luật pháp và sử dụng luật trong những hoàn cảnh cần thiết”, Thủy chia sẻ.

Khi biết thông tin bản thân sẽ được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 sắp tới, Thủy cảm thấy bất ngờ, tự hào vì những nỗ lực, cố gắng của mình đã được ghi nhận. Em nói, đây cũng là một động lực để em càng phải cố gắng, quyết tâm phấn đấu hơn nữa trong những năm học tập tại trường đại học để sau này trở thành luật sư.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.