Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong dịch thuật thời 4.0

Minh Nguyệt - 06:52, 22/07/2021

Khi mọi lĩnh vực của đời sống đang tiến đến hội nhập quốc tế, vai trò cầu nối của dịch thuật ngày càng được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thùy Trang, Giám đốc Công ty TNHH Transplus về những cơ hội, thách thức của ngành dịch thuật ngày nay.

Cuộc họp của Ban Giám đốc về chương trình mở lớp dạy kỹ năng cho các bạn sinh viên ngành dịch thuật
Cuộc họp của Ban Giám đốc về chương trình mở lớp dạy kỹ năng cho các bạn sinh viên ngành dịch thuật

PV: Thưa bà, bà đánh giá thế nào về cơ hội của ngành dịch thuật trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay? 

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang nằm trong top 40 thế giới, top 4 khu vực. Cơ hội cho tất cả các ngành nghề mở ra khi chúng ta đang tích cực hơn bao giờ hết trong việc ký kết các hiệp định lớn như CPTPP, EVFTA, UKVFTA. Và khi sự kết nối toàn cầu trở nên sâu rộng, vai trò của các công ty dịch thuật lại càng được chú trọng, để rào cản ngôn ngữ không còn là lý do cản trợ sự phát triển. Các công ty dịch thuật cũng đang tích cực thay đổi mình và hứa hẹn sẽ có diện mạo mới, tạo ra một thị trường kinh doanh trong thời đại 4.0.

PV: Sự phát triển của rất nhiều phần mềm, công cụ hỗ trợ dịch thuật, chúng đã hỗ trợ thế nào cho nhân lực ngành này như thế nào, thưa bà? 

Không thể phủ nhận những tác động tích cực của công nghệ đến ngành dịch thuật của chúng tôi khi hỗ trợ con người dịch nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức bằng một số công cụ hỗ trợ dịch thuật. Ví dụ: Người dịch không bao giờ phải gõ lại nội dung giống nhau lần thứ 2 bởi các phần mềm này có bộ nhớ trong dịch thuật lưu lại. Khi được kế thừa từ bộ nhớ, nhiều dòng, từ ngữ chuyên ngành sẽ được dịch tự động, đồng thời chúng cũng tạo ra tài nguyên dịch thuật dồi dào, liên tục cập nhật trong tương lai. 7 năm trong ngành dịch thuật với kinh nghiệm phiên dịch hàng trăm hội thảo, hàng nghìn bộ tài liệu các chuyên ngành, Transplus đã chứng kiến sự thay đổi của toàn ngành dịch và từ chính mình. Công nghệ đã tạo ra sự hoàn toàn khác biệt với dịch thuật truyền thống, khi tài liệu, ngôn ngữ phải lưu trữ bằng ghi chép thông thường hoặc lưu bằng máy tính rất thủ công lúc chưa có phần mềm chuyên môn, thậm chí dựa vào trí nhớ của người dịch.

 PV: Khi yếu tố công nghệ tác động nhiều đến dịch thuật, không ít quan điểm bày tỏ sự nghi ngại về khả năng phát triển của ngành này trong tương lai, bà nhận định như thế nào về vấn đề này? 

Một ví dụ cụ thể có thể kể đến như, rất nhiều các từ công nghệ hay kỹ thuật mới trong tiếng Anh chưa thể chuyển đổi sang tiếng Việt bởi “quá mới và chưa có trong tiếng Việt”. Một số các công ty dịch thuật Việt Nam hiện nay áp dụng chiến thuật “xé lẻ” nhiều phần cho nhiều người cùng tham gia dịch, thậm chí lạm dụng công nghệ khi để nó can thiệp quá sâu vào quá trình dịch thuật. Từ đây, nhiều vấn đề có thể nảy sinh như: Chuyển tải sai ý nghĩa bản dịch, tạo ra những từ ngữ vô nghĩa trong tiếng Việt,… Mà trong chuyển ngữ, sai một ly thì đi cả dặm. Đó cũng là mặt trái của công nghệ khi chúng ta sử dụng mà không kiểm soát, kể cả những công cụ phải trả phí không hề rẻ. Thế nên, triết lý hoạt động Transplus xác định rõ triết lý từ khi hoạt động đến nay: Con người là yếu tố quan trọng nhất. 

PV: Xin bà chia sẻ rõ hơn về triết lý này? 

Đặc điểm của ngành “Học chữ cũng như làm giàu. Nếu không cóp nhặt lấy đâu được nhiều”, ngôn ngữ có tính uyển chuyển, người dịch không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành mà cần tích luỹ tri thức văn hoá, liên tục học hỏi kiến thức ở đa chuyên ngành. Trong dịch thuật, máy móc hay công nghệ hiện đại đến đâu cũng chỉ là công cụ. Transplus chúng tôi nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tượng khách hàng như: Dịch hội thảo, dịch phim, sách,… và cả chuyên ngành kinh doanh, xã hội,  giáo dục, tâm lý. 7 năm qua, chúng tôi đã thực hiện hàng trăm nghìn dự án dịch thuật mọi định dạng file tài liệu. Điều mà Transplus luôn tâm niệm là sự cầu thị, luôn học hỏi từ những điều nhỏ bé. Mỗi bản dịch của Transplus đều qua 3 màng lọc, thứ nhất là phân loại thông tin vào từng lĩnh vực chuyên môn, thứ 2 là giao cho biên dịch, phiên dịch có kinh nghiệm trong lĩnh vực ấy và cuối cùng là hiệu đính. Công ty sở hữu gần 50 biên dịch, phiên dịch đa ngành nghề, đều là những chuyên gia ngôn ngữ đã có nhiều năm kinh nghiệm. Điều tự hào nhất của Transplus là con người – không chỉ là chuyên gia ngôn ngữ nước ngoài mà còn am hiểu tiếng Việt. Với chúng tôi, mỗi bản dịch tốt là một sứ giả đem đến thông tin chính xác, hữu ích cho đối tác, khách hàng, đóng góp vào sự hội nhập, phát triển của đất nước. Hiện nay, chúng tôi đang là người tiên phong xây dựng giải pháp dịch thuật cho nhiều Website Việt Nam sang tiếng nước ngoài và ngược lại.  

PV: Được biết, Transplus còn rất chú trọng đến các hoạt động cộng đồng, xin bà chia sẻ rõ hơn? 

Mỗi năm, chúng tôi luôn tổ chức những khoá đào tạo nghiệp vụ cho các sinh viên nghèo, sinh viên DTTS hoặc người khuyết tật đang học ngoại ngữ. Transplus đã xây dựng quy trình dịch thuật, kết hợp giữa bộ kỹ năng biên phiên dịch cùng những kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua nhằm giúp đỡ nhiều hơn nữa các bạn trẻ có đam mê theo đuổi con đường dịch thuật, cũng như trong những công việc có liên quan tới ngôn ngữ. Hơn nữa, Transplus là môi trường năng động và chuyên nghiệp, công ty tạo cơ hội việc làm cho những bạn này trong lĩnh vực dịch thuật được cọ sát, tiếp cận với công việc một cách thực tế nhất. Chúng tôi tin rằng, đây là hoạt động ý nghĩa góp phần tạo ra cộng đồng dịch thuật chuyên nghiệp hơn và có thể giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội. 

Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn!

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.