Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Văn bản chính sách mới

Công nhận 3 xã An toàn khu tại tỉnh Hòa Bình

NA (T/h) - 22:54, 28/01/2022

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 công nhận xã An toàn khu tại tỉnh Hòa Bình.

Nhà bia lưu niệm khu di tích lịch sử cách mạng tại xã Tú Lý (Đà Bắc) là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay
Nhà bia lưu niệm khu di tích lịch sử cách mạng tại xã Tú Lý (Đà Bắc) là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay

Quyết định nêu rõ, công nhận các xã gồm: xã Hợp Phong và xã Thạch Yên thuộc huyện Cao Phong; xã Tú Lý thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình là xã An toàn khu.

Các xã trên được thực hiện chính sách ưu đãi đối với xã An toàn khu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Trước đó, vào tháng 6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận 10 xã An toàn khu của tỉnh Hoà Bình gồm: Ân Nghĩa, Tân Mỹ, Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn; Yên Thượng, Tân Phong, Thu Phong thuộc huyện Cao Phong; Trung Thành, Toàn Sơn, Tu Lý, Hiền Lương thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được công nhận là xã An toàn khu của trung ương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Theo quy định, xã An toàn khu phải có 3 trong 5 tiêu chí sau:

1- Được cấp ủy đảng từ Khu ủy, Quân khu ủy trở lên chỉ đạo xây dựng An toàn khu cách mạng (nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ).

2- Nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên.

3- Nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt quan trọng, có các quyết sách chiến lược của Đảng mang tính chất bước ngoặt trong các giai đoạn của 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hoặc nơi đóng trụ sở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên, trụ sở ngoại giao (Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán,…) của nước ngoài, cơ quan Bộ Chỉ huy Mặt trận cấp chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

4- Nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) từ cấp đại đội trở lên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng,… trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phục vụ cho Mặt trận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân khu trở lên.

5- Nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời, lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn hoặc là nơi đã diễn ra trận đánh thắng lợi quan trọng góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận.

Tin cùng chuyên mục
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày 18/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, vớí những quy định mới về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Nghị định số 91/2024/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ khai thác thêm những giá trị mới của rừng.