Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh trở lại trường học tập

P. Ngọc - 10:39, 22/10/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Công văn số 4808/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GD&ĐT về việc thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh trở lại trường học tập.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ GD&ĐT, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong thời gian qua, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đã phải cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên tạm dừng đến trường và tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình. Điều kiện học trực tuyến, học qua truyền hình của các đối tượng học sinh ở các vùng, miền, có sự khác nhau dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa được đồng đều; một bộ phận học sinh gặp khó khăn về điều kiện học trực tuyến, học qua truyền hình hoặc phải chuyển nơi cư trú nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kết quả học tập...

Có đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến, qua truyền hình

Nhằm củng cố, tăng cườngchất lượng dạy và học đối với các đối tượng học sinh, Bộ GD&ĐT yêu cầu các SởGD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thườngxuyên rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến, qua truyềnhình của các nhóm đối tượng học sinh để điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhàtrường phù hợp điều kiện thực tế và tình hình kiểm soát dịch COVID-19 tại địaphương.

Khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lí,hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từhọc trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường. 

Tổ chức ôn tập,củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh cóđiều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợpvới ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinhkhông có điều kiện học trực tuyến, nhất là đối với các học sinh không tiếp cận đượctruyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránhdịch bệnh; sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường để tiếp tục tổ chứcdạy học trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnhnội dung dạy học của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượnghọc sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh.

Việc kiểm tra, đánh giá định kìtheo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đãđược ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức.

Riêng đối với giáo dục mầm non: tiếp tục thực hiện theo Công văn số3676/BGDĐT-GDMN ngày 26/8/2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nămhọc đối với giáo dục mầm non. 

Phát huy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, chia sẻ khó khăn, hết lòngvì học sinh, các thầy, cô giáo cần hướng dẫn tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nộidung kiến thức cho các đối tượng học sinh bảo đảm chất lượng; không thu thêm kinhphí để tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh.

Hỗ trợ, bù đắp kiến thức cho học sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các phương pháp dạy học tích cực phùhợp với các nhóm đối tượng nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, theođó chú trọng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học chủ động, tích cực,tự lực của học sinh. Qua đó, trongmỗi bài học, giáo viên có điều kiện hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quảhọc tập phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp học; bố trí thời gian hợp lý đểhỗ trợ, bù đắp nội dung kiến thức còn thiếu ngay trong từng bài học cho những họcsinh gặp khó khăn trong học tập, nhất là những học sinh gặp khó khăn về điều kiệnhọc trực tuyến, học qua truyền hình trong thời gian phải tạm dừng đến trường. 

Duy trì tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình phù hợp với kếhoạch tổ chức dạy học trực tiếp, cụ thể: đối với các trường cho học sinh đi học bìnhthường, tiếp tục sử dụng hệ thống học liệu dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hìnhhỗ trợ dạy học trực tiếp; đối với các trường chia nhóm cho học sinh đến trường họctập, tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp với các nội dung phù hợp đểbảo đảm tiến độ thực hiện chương trình. Tiếp tục xây dựng các video bài giảng hỗ trợdạy học trực tuyến giúp học sinh có thể tự học để giảm thời gian tổ chức dạy học trựctuyến trực tiếp và phát triển năng lực tự học cho học sinh theo hướng dẫn tăng cườngnăng lực dạy học trực tuyến của Bộ GDĐT2. 

Đồng thời tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ, đồng hành cùnghọc sinh học tập trực tuyến, học tập qua truyền hình bảo đảm an toàn cho học sinh khisử dụng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) và an toàn thông tin trên môi trườngmạng; Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tổ chức và quản lý học sinh học tậpở nhà, ở trường cũng như việc đi lại hằng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà,thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.