Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Đã có gần 22 triệu người trên thế giới mắc COVID-19

PV - 09:24, 18/08/2020

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 18/8 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 21.990.741, trong đó 776.477 ca tử vong và 14.721.167 ca đã bình phục.

 Người tàn tật là một trong những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi đại dịch COVID-19 (Ảnh: UN)
Người tàn tật là một trong những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi đại dịch COVID-19 (Ảnh: UN)

Chỉ trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 167.183 ca nhiễm mới, và thêm 3.725 ca tử vong. Số ca mắc bệnh tại Mỹ - ổ dịch lớn nhất thế giới đã lên đến 5.600.984 ca sau khi nước này có thêm 29.569 ca mắc mới trong ngày hôm qua. Cường quốc hàng đầu thế giới đã ghi nhận 173.609 ca tử vong, 2.965.458 ca bình phục. Sau Mỹ là Brazil với 3.359.570 ca mắc COVID-19 và 108.536 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 2.701.604 ca mắc và 51.925 ca tử vong.

Châu Âu hiện ghi nhận 3.179.832 ca mắc COVID-19, trong đó có 203.330 ca tử vong. Nga, Tây Ban Nha, Anh là ba quốc gia dẫn đầu danh sách số ca mắc COVID-19 trong khu vực với lần lượt số ca mắc bệnh là 927.745; 358.843 và 319.197.

Một số nước châu Âu đã siết chặt các biện pháp để phòng dịch. Nhà chức trách Italy quyết định đóng cửa các vũ trường và các hộp đêm, đồng thời yêu cầu người dân phải bắt buộc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài vào ban đêm tại một số khu vực. Quyết định này bắt đầu được thực hiện từ ngày 17/8 và sẽ kéo dài đến ngày 7/9. Quyết định tái áp đặt các biện pháp hạn chế nói trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới tăng nhanh trên cả nước Italy đặc biệt là trong giới trẻ. Tính đến ngày 18/8, Italy ghi nhận tổng cộng 254.235 ca mắc, trong đó có 35.400 ca tử vong. Giới chức y tế Italy cho rằng nguyên nhân khiến số ca mắc gia tăng gần đây là do những người trẻ tuổi không tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội.

Tây Ban Nha đã đóng cửa các hộp đêm ở thêm nhiều vùng, sau khi các quy định nhằm khống chế dịch chính thức có hiệu lực. Tây Ban Nha hiện có tổng cộng gần 358.843 ca nhiễm, mức cao nhất tại khu vực Tây Âu. Trong 14 ngày qua, tỷ lệ lây nhiễm tại nước này là 115 ca trên 100.000 dân, trong khi con số này tại Pháp là 45 ca, Anh (19 ca) và Đức (16 ca). Tuy nhiên, phần lớn các ca nhiễm mới là những người không có triệu chứng và nguy cơ tử vong đã giảm đáng kể. Kể từ khi chấm dứt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vào ngày 21/6, Tây Ban Nha ghi nhận chưa tới 300 ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Tây Ban Nha hiện là 28.617 ca.

Số ca mắc COVID-19 tại Bắc Mỹ đã tăng lên 6.602.550 ca sau khi khu vực này ghi nhận thêm 36.988 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện đã có 248.069 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ chiếm tới hơn 85% số ca mắc COVID-19 ở khu vực này. Tiếp theo đó là Mexico với 522.162 ca nhiễm, 56.757 ca tử vong. Canada cũng ghi nhận con số 122.636 ca nhiễm, trong đó 9.030 ca đã tử vong.

Số ca mắc COVID-19 tại châu Á đã lên tới 5.736.994 sau khi có thêm 77.315 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Khu vực này đã ghi nhận tổng số 121.512 ca tử vong. Ấn Độ hiện có số ca mắc nhiều thứ 3 thế giới và là tâm dịch của châu Á, ghi nhận tổng cộng 2.701.604 ca mắc, trong đó hơn 51.925 ca tử vong. Đáng chú ý, 12 bang ở nước này đã ghi nhận trên 55.000 ca mắc. Tiến sĩ V.K. Paul, thành viên lực lượng ứng phó COVID-19 của Chính phủ Ấn Độ, cảnh báo đại dịch sẽ tiếp tục là một thách thức và là "cuộc chiến trường kỳ" mà mỗi người dân phải đối mặt. Do đó, ông kêu gọi người dân Ấn Độ không lơ là cảnh giác và tự giác thực hiện các hướng dẫn đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi.

Indonesia trở thành quốc gia có số ca tử vong cao nhất do dịch bệnh COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á sau khi ghi nhận thêm 57 ca tử vong trong 24 giờ qua. Theo số liệu của Chính phủ Indonesia, tổng số ca tử vong tại nước này hiện là 6.207 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Indonesia phát hiện thêm 1.821 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 141.370 ca.

Bộ Y tế Philippines công bố trong 24 giờ qua, nước này có thêm 3.314 ca mắc và 18 ca tử vong. Như vậy, đến nay Philippines xác nhận 164.474 ca mắc, trong đó có 2.681 ca tử vong. Philippines bắt đầu thử nghiệm Avigan - một loại thuốc điều trị cúm của Nhật Bản để đánh giá hiệu quả của loại thuốc này trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Nam Mỹ ghi nhận 5.313.688 ca nhiễm sau khi có thêm 30.698 ca nhiễm mới trong ngày qua, trong đó có 177.173 ca đã tử vong. Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm và ca tử vong với con số lần lượt là 3.359.570 và 108.536. Riêng trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 19.373 ca nhiễm, 657 ca tử vong.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 8.074, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 1.131.216, trong đó 25.931 ca đã tử vong. Nam Phi là quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực với 589.886 ca, trong đó 11.982 ca đã tử vong. Hiện Nam Phi bắt đầu bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 NVX-CoV2373 do công ty công nghệ sinh học của Mỹ Novavax sản xuất. Có 2.904 người tình nguyện trong độ tuổi từ 18-64 đăng ký tham gia cuộc thử nghiệm này.

Châu Đại Dương có thêm 290 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 25.740 ca, trong đó có 447 ca tử vong. Trong số các ca mắc mới của khu vực này trong 24 giờ qua, Australia có tới 271 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 23.559, trong đó có 421 ca tử vong./.


Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.