Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội

Như Ý - 10:56, 31/05/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo danh sách 201 địa điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên năm học 2023 - 2024. Theo đó, điểm thi có nhiều phòng thi nhất là Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, với 43 phòng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo danh sách được công bố, Hà Nội có 201 điểm thi phục vụ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023 - 2024. Những điểm thi này đặt tại các trường THPT và THCS. 

Điểm thi có nhiều phòng thi nhất là Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với 43 phòng. Một số điểm khác như: THPT Nguyễn Du - Thanh Oai (40 phòng thi); THPT Xuân Mai (39 phòng thi); THPT Khương Đình, THCS Trần Duy Hưng - Cầu Giấy, THPT Chúc Động (38 phòng thi); THPT Chu Văn An, THPT Quốc Oai (37 phòng thi); THPT Ngọc Tảo (35 phòng thi); THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm, THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THCS Yên Nghĩa - Hà Đông (34 phòng thi)...

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, để chủ động ứng phó với dịch COVID-19 và các tình huống phát sinh, như các năm trước, tại mỗi điểm thi đều bố trí tối thiểu 2 phòng thi dự phòng.

Theo quy định, mỗi điểm thi phải bảo đảm yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất. Phòng bảo quản đề thi và bài thi tại điểm thi phải có Camera an ninh giám sát, ghi hình hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đáp ứng các quy định tại quy chế thi do Bộ GD&ĐT ban hành. Trưởng điểm thi là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng của trường THPT. Cán bộ coi thi được điều động từ các trường THCS, THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố. 

Theo kế hoạch thi vào lớp 10 công lập năm nay, sáng 10/6, thí sinh thi Ngữ văn, chiều cùng ngày thi Ngoại ngữ. Đến ngày 11/6, thí sinh thi Toán buổi sáng, nghỉ chiều. Hai bài thi Toán và Ngữ văn diễn ra theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút mỗi môn. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh thi trắc nghiệm trong 60 phút, chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn.

Điểm xét tuyển lớp 10 = (Điểm Toán + điểm Văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên.

Thành phố vẫn được chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, nguyện vọng 1 và 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 không bắt buộc. Các em không được thay đổi nguyện vọng sau khi đã đăng ký.

Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 không được xét tuyển các nguyện vọng sau. Nếu trượt nguyện vọng 1, các em được xét nguyện vọng 2, 3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn 1 - 2 điểm so với điểm chuẩn của trường.

Dự kiến, chậm nhất ngày 4/7, Hà Nội sẽ công bố điểm thi của thí sinh và từ ngày 8 - 9/7 sẽ công bố điểm chuẩn.

Danh sách và địa chỉ cụ thể từng trường như sau: 

(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 1
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 2
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 3
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 4
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 5
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 6
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 7
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 8
(Tổng hợp) Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội 9
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.