Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Dấu ấn thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS lần thứ III ở huyện biên giới Tràng Định

Thúy Hồng - 23:28, 16/06/2024

Tràng Định là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn, đời sống đồng bào các DTTS còn nhiều khó khăn. Với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng Nhân dân đã phát huy sức mạnh thực hiện hiệu quả Quyết tâm tư Đại hội DTTS lần thứ III năm 2019. Đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Tràng Định đã có nhiều sự khởi sắc.

Diện mạo đô thị hiện hữu ở thị trấn Thất Khê của huyện Tràng Định
Diện mạo thị trấn Thất Khê của huyện Tràng Định hôm nay

Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới với 21 xã, 01 thị trấn, 166 thôn bản. Trong đó có 11 xã khu vực III, 11 xã, thị trấn khu vực I; 14 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I và 44 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III. Trên địa bàn huyện có 6 dân tộc chủ yếu cùng chung sống gồm Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa và dân tộc Kinh. Những năm qua, huyện Tràng Định luôn xác định nguồn lực đầu tư từ các chương trình, chính sách dân tộc, là giải pháp quan trọng tạo động lực nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Theo ông Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định, với sự nỗ lực của chính quyền, các ban, ngành cùng với sự đoàn kết của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chương trình, dự án, các Chương trình mục tiêu quốc gia, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện, nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Trong giai đoạn 2019 - 2024, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn, qua các nguồn và hình thức đầu tư, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng trên địa bàn xã ĐBKK, thôn ĐBKK. Với tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện là 630,5 tỷ đồng. Huyện đã triển khai thực hiện đầu tư 197 công trình, trong đó 11 công trình trường học, 07 công trình điện, 159 công trình giao thông, 02 dự án quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết (dự án di dân), 03 công trình thủy lợi và nước sinh hoạt, 15 công trình hạ tầng kỹ thuật khác...

Con em đồng bào các DTTS được học hành đầy đủ
Con em đồng bào các DTTS được học hành trong điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ

Trong các năm 2019, 2020, với nguồn kinh phí hỗ trợ 217,1 triệu đồng, huyện đã giải ngân cho 25 hộ thiếu đất sản xuất, hỗ trợ mua máy nông cụ 290 triệu đồng cho 58 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 826,5 triệu đồng cho 551 hộ, hỗ trợ mô hình nhân rộng giảm nghèo cho 07 mô hình/173 hộ tham gia...

Trong các năm 2022 - 2024, triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, toàn huyện được phân bổ tổng nguồn vốn là 391.065 triệu đồng. Đến nay, đã giải ngân được 167.258 triệu đồng. Từ các dự án của Chương trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ, khang trang hơn, hộ nghèo DTTS được hỗ trợ xây dựng nhà ở, nước phân tán, hỗ trợ cây con giống để phát triển sản xuất, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống….

Nhờ vậy, giai đoạn 2019 - 2024, kinh tế - xã hội của Tràng Định tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 38,05 triệu đồng/người/năm, tăng 1,45 lần so với năm 2019 là 26,2 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân một số ngành kinh tế chủ yếu cả giai đoạn đạt khoảng 5,5%. Tổng giá trị các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện đạt 3.574,215 tỷ đồng, trong đó: ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.688,074 tỷ đồng; ngành công nghiệp đạt 308,39 tỷ đồng; ngành xây dựng đạt 703,596 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 874,155 tỷ đồng...

Đời sống của Nhân dân được nâng cao

Với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển như: Chương trình 135; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới,… đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS trên toàn huyện.

Đặc biệt, từ năm 2021, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các dự an đã và đang giải quyết các vấn đề cấp thiết dân sinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đơn cử triển khai Dự án 3- Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, người dân trên địa bàn các xã, đã được các ngành, các cấp tuyên truyền, được tập huấn kỹ thuật, chăm sóc trồng rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân có thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu.

Người dân trồng rừng để phát triển kinh tế
Từ cơ chế, chính sách hỗ trợ, người dân tích cực trồng rừng kinh tế

Anh Hoàng Văn Đại ở thôn Khuổi Cù, xã Tân Tiến chia sẻ: Nhờ được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quế qua các lớp do UBND xã phối hợp tổ chức, gia đình anh đã áp dụng vào thực tế sản xuất nên vườn quế phát triển tốt. Với 4ha diện tích đất trồng quế, thu nhập từ cây quế mỗi năm đang mang lại cho gia đình anh từ 80 đến 100 triệu đồng.

Cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước; người dân chủ động tích cực lao động sản xuất sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo, do đó tỷ lệ giảm nghèo của huyện trung bình hàng năm giảm trên 3% năm. Năm 2019, toàn huyện có 2.758 hộ nghèo, với tỉ lệ 17,5%; hộ cận nghèo là 1.845 hộ tỉ lệ 11,7% đến hết năm 2023, tổng số hộ nghèo chỉ còn 751 hộ, chiếm tỉ lệ 4,34%; hộ cận nghèo là 1.418 hộ, tỉ lệ 8,2%.

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư, văn hóa xã hội có những chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% các xã có đường bê tông đến trung tâm xã, 100% học sinh trong độ tuổi tiểu học đi học, người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh…

Dấu ấn nổi bật khác là, toàn huyện Tràng Định đã có 10 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Công nhận 16 thôn thuộc xã biên giới đạt chuẩn thôn nông thôn mới; Công nhận 12 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP trong đó 02 sản phẩm đạt 4 sao, 13 sản phẩm đạt 3 sao...

Tin cùng chuyên mục
Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.