Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Các xã miền núi tỉnh Bình Thuận cũ sau sáp nhập: “Cầu nối” cho biển và rừng liền nhau

Tùng Nguyên - 09:58, 25/07/2025

Sau sáp nhập, nhiều địa bàn miền núi có đông đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận (cũ) trở thành “cầu nối” giữa miền biển, đồng bằng với vùng cao nguyên của tỉnh Lâm Đồng mới. Đây là lợi thế để các địa phương khai thác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng Tiêu Hồng Phúc phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Tuy Phong lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức ngày 24/7.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng Tiêu Hồng Phúc phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Tuy Phong lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức ngày 24/7.

Phan Dũng và Phong Phú là 2 xã trước đây thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Bình Thuận, 2 xã đã sáp nhập thành xã Tuy Phong. Đây được xem là địa bàn “chuyển tiếp” từ khu vực miền núi xuống vùng đồng bằng, ven biển của tỉnh Lâm Đồng mới sau khi sáp nhập 03 tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông từ ngày 1/7.

Sau sáp nhập, xã Tuy Phong có diện tích tự nhiên 444,1 km2. Dân số toàn xã có 9.510 người, trong đó có đông đồng bào DTTS (chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglay, Chăm và một số ít dân số thuộc dân tộc Tày, Mường,…).

Là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, những năm qua, các xã Phan Dũng và Phong Phú (cũ) đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án để phát triển kinh tế-xã hội. Theo thống kê, trước thời điểm sáp nhập, toàn bộ hệ thống đường giao thông trên địa bàn 2 xã đã được bê tông hóa; tỷ lệ hộ dân có điện lưới và nước sạch đều đạt 98% trở lên;…

Tình hình kinh tế - xã hội của xã Tuy Phong đã được nêu rõ trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Tuy Phong lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 diễn ra ngày 24/7. Theo đó, nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã đạt và vượt 11/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; các vấn đề về văn hóa - xã hội được quan tâm cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên.

Với những kết quả đã đạt được, Đảng bộ xã Tuy Phong đặt mục tiêu đến năm 2030, không còn hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2021-2025); trên 50% trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; có 97% số hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; 99% thôn, được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn văn hóa…

Cung đường Tà Năng - Phan Dũng bắt đầu từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng (cũ) và kết thúc tại xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (cũ) được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.
Cung đường Tà Năng - Phan Dũng bắt đầu từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng (cũ) và kết thúc tại xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (cũ) được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng bộ xã Tuy Phong lần thứ nhất, ông Tiêu Hồng Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng (trước sáp nhập là Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Thuận) nhấn mạnh, xã hiện có không gian phát triển rộng lớn hơn. Nhưng Tuy Phong cũng có không ít thách thức, nhất là cơ cấu kinh tế, quy mô kinh tế còn khá khiêm tốn, dân cư sống phân tán, cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc đề nghị, thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã Tuy Phong cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng lựa chọn cây trồng vật nuôi chủ lực; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

“Xã cần nghiên cứu khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên rừng; phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phát huy hiệu quả các lễ hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, nhất là các nhóm yếu thế, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS”, ông Phúc lưu ý.

Tuy Phong là một trong những đơn vị hành chính cấp xã trước đây thuộc tỉnh Bình Thuận tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 kể từ khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trước đó, ngày 22/7, Đảng bộ xã Vĩnh Hảo (được sáp nhập từ Đảng bộ 02 xã: Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân) lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 cũng đã diễn ra thành công.

Xã Vĩnh Hảo, tỉnh Lâm Đồng hiện quản lý 120 tàu cá, trong đó 9 tàu dài trên 15m đã lắp thiết bị giám sát hành trình.
Xã Vĩnh Hảo, tỉnh Lâm Đồng hiện quản lý 120 tàu cá, trong đó 9 tàu dài trên 15m đã lắp thiết bị giám sát hành trình.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Tiêu Hồng Phúc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng, nhấn manh, là xã miền núi ven biển, Vĩnh Hảo có sự đa dang về các hoạt động kinh tế. Trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ xã cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về hạ tầng đã đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển. Đồng thời cần tiếp tục phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của địa phương trước khi sáp nhập.

Vĩnh Hảo, Tuy Phong là hai trong 45 đơn vị hành chính cấp xã được hình thành sau sắp xếp, sáp nhập theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Bình Thuận (cũ). Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đã mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương trong thời gian tới.

Từ ngày 1/7, khi Bình Thuận “về chung nhà” với Lâm Đồng và Đắk Nông thành tỉnh Lâm Đồng mới, các địa phương miền núi của tỉnh Bình Thuận (cũ) trở thành “cầu nối” giữa miền biển, đồng bằng với vùng cao nguyên. Đây là lợi thế để các địa phương khai thác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Cảnh sát biển vừa tổ chức, thực hiện chương trình công tác dân vận với thông điệp “Cảnh sát biển với đồng bào DTTS, tôn giáo” tại xã Bình Minh, TP. Hà Nội.