Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia

Hoàng Quý - 14:56, 11/11/2024

Trong phiên chất vấn lĩnh vực ngân hàng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách liên quan đến các Chương trình Mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG).

Đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang)
Đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang)

Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng theo Nghị định số 28 của Chính phủ

Tham gia chất vấn tại phiên họp, đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết kết quả triển khai thực hiện các chính sách tín dụng theo Nghị định số 28 của Chính phủ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Âu Thị Mai về quá trình triển khai Nghị định 28 theo Chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng DTTS và miền núi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 1719, trong đó giao cho Ngân hàng Nhà nước là đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành để tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 28. Trên cơ sở Nghị định 28, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn về vùng dược liệu, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ cũng ban hành Thông tư hướng dẫn về các đối tượng được tham gia Chương trình này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Trên cơ sở đó, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành các quy trình, thủ tục để cho vay và thực tế, trong Nghị quyết số 43, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi được bố trí là 9 nghìn tỷ đồng; còn nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái phiếu và được Chính phủ bảo lãnh và đến nay, các khoản cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với Chương trình này đạt 2,3 nghìn tỷ đồng với trên 47 nghìn khách hàng còn dư nợ; trong đó tập trung chủ yếu vào chính sách đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề.

Còn đối với chính sách cho vay vùng dược liệu quý, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đến nay chưa phát sinh dư nợ. Trên thực tế, khó khăn của Chương trình này vẫn là vấn đề vốn. Theo đánh giá của Ngân hàng Chính sách xã hội, từ nay đến hết năm 2025, cần khoảng 1.500 tỷ nữa thì sẽ hoàn thành Chương trình này.

Đối với Quyết định 1719, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện nay Ủy ban Dân tộc đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để chỉnh sửa Quyết định này, tham mưu Chính phủ chỉnh sửa theo hướng là mở rộng đối tượng cũng như nâng mức cho vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp để có ý kiến đối với Chương trình này.

Đại biểu Phạm Thị Minh Huệ (Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng)
Đại biểu Phạm Thị Minh Huệ (Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng)

Việc thực hiện Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng về Nghị quyết số 111 ngày 18/01/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia, đại biểu Phạm Thị Minh Huệ (Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng) đề nghị cho biết về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 111 tại Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ thực hiện các hoạt động của các Chương trình MTQG đến nay đã đạt được những kết quả ra sao?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Minh Huệ về triển khai Nghị quyết 111 của Quốc hội cho phép các địa phương được cân đối nguồn vốn ngân sách để ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo các Chương trình MTQG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, từ năm 2014, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40 để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách.

Theo đó, từ năm 2014 đến nay, con số ủy thác của các địa phương lên tới 47 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 12,9% trong tổng số nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngân sách Trung ương, từ địa phương, từ các tiền gửi của tổ chức tín dụng… Đây là một con số không nhỏ và có vai trò rất quan trọng.

Ngay sau khi Nghị quyết 111 của Quốc hội được ban hành, hiện nay các địa phương đã triển khai và có 13 tỉnh, thành phố đã thực hiện ủy thác nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội và tổng số nguồn vốn ủy thác này là 1,6 nghìn tỷ đồng để thực hiện. Ngoài ra, có hơn 30 tỉnh, thành phố đang thực hiện sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương được ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, ở đây Ngân hàng chính sách xã hội sau khi nhận được ủy thác từ các địa phương, Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành cũng sẽ sử dụng nguồn vốn này cho đúng đối tượng của các Chương trình MTQG.

Tin cùng chuyên mục
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.