Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đề án sắp xếp lại điểm trường, lớp học ở Tuyên Quang: Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

PV - 08:54, 12/06/2018

Tích cực triển khai Đề án sắp xếp lại điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021, đến nay, ngành Giáo dục Tuyên Quang đã bước đầu ghi nhận một số kết quả nhất định.

Việc thực hiện Đề án đã giúp cho học sinh được học trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.

Bắt đầu từ năm học 2017-2018, Trường Mầm non xã Minh Khương (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đã chuyển học sinh từ 2 điểm trường thôn Minh Hà, Cao Phạ về trường chính, ghép điểm trường Ngòi Thương về điểm trường Thác Các. Về điểm chính học, cô và trẻ được dạy và học trong những phòng học khang trang, sạch sẽ vừa mới được xây dựng.

Sắp xếp lại điểm trường lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Sắp xếp lại điểm trường lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 

Cô giáo Nguyễn Thị Mai Phương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Minh Khương cho biết: Trường Mầm non Minh Khương hiện có 9 lớp học với 310 học sinh, trong đó 86% là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Dao. Sau khi thực hiện Đề án, tuy học sinh phải đi học xa hơn điểm trường cũ, nhưng các em được học tập và được chăm sóc tốt hơn do được học bán trú.

Sau 1 năm triển khai dồn ghép lớp, tỷ lệ học sinh được học đúng độ tuổi đã tăng lên, tỷ lệ học sinh được học bán trú tăng lên 88%. Có ngôi trường học tập khang trang, điều kiện chăm sóc các em cũng được nâng cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao, cân nặng ở các em học sinh giảm còn 10%.

Được biết trước đây, 3 điểm trường Minh Hà, Cao Phạ và Ngòi Khương trẻ phải học 2 buổi/ngày, không được học bán trú. Như tại điểm trường Minh Hà, phải mượn nhà văn hóa thôn làm lớp học. Vì thiếu phòng học nên các cô giáo phải ngăn nhà văn hóa ra làm 3 phòng, trong đó 2 phòng tiểu học và 1 phòng mầm non. Bên cạnh đó, việc nhà văn hóa thôn chỉ có điện chứ không có nước gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh nơi đây.

Anh Ngô Văn Thanh, thôn Minh Hà, xã Minh Khương chia sẻ: Con tôi hiện nay đang học lớp 4 tuổi tại trường chính Trường mầm non Minh Khương. Sau khi chuyển về trường chính con tôi đã được học trong ngôi trường khang trang, sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi. Cháu được học bán trú và ăn trưa luôn tại trường, được các cô giáo chăm sóc, dạy dỗ nên cháu rất ngoan.

Theo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Yên, qua bước đầu thực hiện Đề án, trong năm học 2017-2018 huyện đã giảm được 7 điểm trường, lớp với 96 học sinh về các điểm trường chính. Việc dồn ghép đã tạo môi trường học tập tốt hơn, nhận được sự đồng thuận từ phía phụ huynh và học sinh.

Tập trung về điểm trường chính giúp học sinh có thêm điều kiện học tập và rèn luyện. Tập trung về điểm trường chính giúp học sinhcó thêm điều kiện học tập và rèn luyện.

 

Không chỉ huyện Hàm Yên, mà huyện Yên Sơn cũng đã đạt được những kết quả tích cực, giúp các em học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. Năm học vừa qua, huyện Yên Sơn đã giảm được 4 điểm trường mầm non và 8 điểm trường tiểu học; điều động, luân chuyển 88 cán bộ, giáo viên các bậc học nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học sau khi dồn, ghép điểm trường. Đặc biệt, huyện Yên Sơn đã quan tâm đầu tư xây dựng 97 phòng học, phòng chức năng tại các điểm trường chính.

Ông Hoàng Văn Thinh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cho biết: “Đến nay, toàn tỉnh đã giảm 63 điểm, trường lớp học, trong đó giảm 37 điểm trường, lớp học mầm non và 26 điểm trường, lớp học tiểu học, có 328 phòng học mới được xây dựng và đưa vào sử dụng. Mục tiêu đến năm 2021, Tuyên Quang sẽ giảm được 302 điểm trường, trong đó mầm non giảm 204 điểm, tiểu học giảm 97 điểm và THCS giảm 1 điểm”. Ông Thinh cũng phấn khởi chia sẻ, xóa lớp ghép, lớp tạm, sáp nhập các điểm trường lẻ về điểm trường chính đã góp phần đưa chất lượng giáo dục của các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa khởi sắc. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng, học sinh bỏ học giảm rõ rệt. Hệ thống mạng lưới trường, lớp từng bước được rà soát, sắp xếp và hoàn thiện ở các cấp học, ngành học theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.