Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Đền Cửa Ông đón nhận 'Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt'

PV - 17:59, 20/03/2018

Tối 18/3, tại Quảng Ninh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh dự Lễ đón nhận “Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông” và lễ khai hội Đền Cửa Ông năm 2018.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình trao "Bằng xếp hạng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông" cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: VGP/Lê Sơn Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình trao "Bằng xếp hạng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông" cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu rõ Quảng Ninh có trên 600 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là quần thể di tích danh thắng Yên Tử được mệnh danh "Đất tổ Phật giáo Việt Nam" cùng với nhiều công trình tưởng niệm các danh nhân lịch sử - văn hóa của đất nước, trong đó có Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông đã được xây dựng, tu bổ, tôn tạo, có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nơi đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông trước đây; là sự tri ân đối với công đức lớn lao của các bậc tiền nhân đã có công bảo vệ và xây dựng đất nước. Đây cũng là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc, làm khởi sắc thêm diện mạo vùng Đông Bắc trọng yếu của đất nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn về niềm tự hào, vinh dự to lớn này.

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị để tỉnh Quảng Ninh sớm trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế khu vực phía bắc và cả nước.

Quảng Ninh cần tăng cường công tác quản lý, tôn tạo và tu bổ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn nghiệp vụ chất lượng cao đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của tỉnh. Song song với quá trình đào tạo các cán bộ chuyên môn, có kế hoạch tập huấn cho cán bộ và nhân dân địa phương, những người tham gia khai thác du lịch tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh về chuyên môn, ngoại ngữ và thái độ ứng xử đối với di sản, khách tham quan, tạo sự ổn định, bền vững cho di tích và an toàn cho khách du lịch.

“Thực hiện cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông để xứng tầm với vị thế của một di sản văn hóa quốc gia đặc biệt. Tiếp tục phát huy, khai thác các giá trị văn hóa tốt đẹp của Lễ hội Đền Cửa Ông; ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, làm phai mờ, xói mòn những giá trị, bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống; tiến tới kiểm soát hoàn toàn những tác động tiêu cực thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Giữ gìn và bảo vệ môi trường trong khu di tích luôn văn minh, xanh, sạch đẹp”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý.

Đồng thời, xây dựng các loại hình du lịch tâm linh, sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách; đầu tư chiều sâu cho việc duy trì một số ngành nghề thủ công và lễ hội, nghệ thuật trình diễn tiêu biểu độc đáo tại các khu di tích; tuyên truyền, quảng bá các giá trị lịch sử văn hóa và tôn vinh công trạng của danh nhân được thờ phụng để nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là lớp trẻ, nâng cao hiểu biết sâu sắc về giá trị của di tích, tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống và có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các giá trị vốn có của khu di tích.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh cần khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài tham gia đầu tư tôn tạo các di tích; giữ gìn di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, tham gia hoạt động tổ chức lễ hội để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên. Khuyến khích hoạt động đầu tư cho du lịch tại khu hành chính kinh tế đặc biệt tới đây để kết nối hạ tầng và quảng bá du lịch.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trong việc quản lý, bảo tồn, khai thác giá trị của khu di tích, phát triển du lịch bền vững; liên kết với các điểm di tích trong chuỗi du lịch văn hoá, tâm linh, không chỉ riêng Quảng Ninh mà mở rộng không gian văn hóa kết nối các di sản văn hóa, du lịch tâm linh của quốc gia và quốc tế.

Lễ rước Đức ông Trần Quốc Tảng tại Lễ hội Đền Cửa Ông. Ảnh: VGP/Lê Sơn Lễ rước Đức ông Trần Quốc Tảng tại Lễ hội Đền Cửa Ông. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Sau buổi lễ, khán giả được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Bản hùng ca biển” với sự tham gia của 500 nghệ sĩ, diễn viên.

Phần hội được tổ chức tại khuôn viên Đền Thượng, Đền Hạ với nhiều trò chơi dân gian như kéo co, nấu cơm, têm trầu, thi đấu cờ người, bịt mắt đập niêu, đẩy gậy...

* Trước đó, chiều ngày 18/3, tỉnh Quảng Ninh cùng đông đảo nhân dân đã tổ chức trang trọng nghi lễ rước Đức ông Trần Quốc Tảng vi hành tại Lễ hội Đền Cửa Ông.

THEO CHÍNH PHỦ

Tin cùng chuyên mục
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.