Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Địa phương đầu tiên của cả nước bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

P. Ngọc - 10:10, 27/10/2021

Hôm nay (27/10), TP. Hồ Chí Minh bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn quận 1 và huyện Củ Chi. Đây là 2 địa phương được chọn tổ chức tiêm đầu tiên trên địa bàn Thành phố và cũng là đầu tiên của cả nước triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em.

Cán bộ y tế chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: SGGP
Cán bộ y tế chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: SGGP

Theo dự kiến huyện Củ Chi sẽ tổ chức tiêm cho 1.500 em học sinh lớp 12 và quận 1 tổ chức tiêm cho 300 em.

Trước đó, sáng 26/10, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) tổ chức tập huấn trực tuyến cho tất cả các đội tiêm chủng trên địa bàn Thành phố về công tác đảm bảo an toàn tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 12 -17 tuổi. Khoảng 3.900 nhân viên y tế được tham gia tập huấn.

Tại buổi tập huấn trực tuyến qua YouTube, nhân viên y tế được tập huấn các nội dung: Tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ; công tác khám sàng lọc trước tiêm; xử trí phản ứng sau tiêm và tổ chức công tác cấp cứu phục vụ tiêm chủng cho trẻ.  

Nhận định yêu cầu quan trọng nhất trong Chiến dịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi là đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng, lãnh đạo Sở Y tế giao Giám đốc trung tâm y tế quận 1, huyện Củ Chi chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tiêm chủng theo đúng các quy định chuyên môn, đồng thời nhấn mạnh tất cả các điểm tiêm chủng phải đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cấp cứu, đặc biệt là đội cấp cứu lưu động cùng với xe cấp cứu tại mỗi điểm tiêm. 

Ngoài ra điểm tiêm phải chuẩn bị phương án, quy trình xử trí sự cố bất lợi sau tiêm bao gồm nội dung xử trí tại chỗ của đội tiêm, nội dung phối hợp giữa điểm tiêm với đội cấp cứu ngoại viện, với bệnh viện trên địa bàn để hỗ trợ cấp cứu nâng cao. 

Học sinh sau tiêm phải được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút, trước khi ra về được cấp giấy xác nhận tiêm chủng cùng với hướng dẫn theo dõi tại nhà, trong đó có thông tin số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ khi cần. 

Sở Y tế cũng yêu cầu đơn vị y tế phải phân công nhân sự trực 24/7 để tiếp nhận thông tin phản ứng sau tiêm từ gia đình học sinh và hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo một số vấn đề cần chuẩn bị cho trẻ trước khi đi tiêm:

Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine.

Cho trẻ ăn đầy đủ, mặc áo ngắn tay.

Giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm.

Khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm.

Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.