Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Minh Nhật - 6 giờ trước

Cả nước hiện ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi, và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Ảnh: ITN
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Ảnh: ITN

Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã tái bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, khiến hơn 60.000 con lợn buộc phải tiêu hủy. Đặc biệt, dịch đang có chiều hướng tăng nhanh ở khu vực phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội và một số tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Trị.

Mới đây nhất ngày 26/7 tại Tuyên Quang đã cống bố 53 xã có dịch, Phú Thọ 25 xã có dịch buộc tiêu hủy gần 20.000 con lợn nhiễm bệnh. Hiện tình hình dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương này đang diễn biến rất phức tạp. Để ngăn chặn dịch bệnh các tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, xã, phường tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi và không để dịch lan rộng.

Vận chuyển lợn bị bệnh tả lợn châu Phi đi tiêu thụ bị bắt giữ tại Phú Thọ ngày 9/7/2025. Ảnh: Công an Phú Thọ
Vận chuyển lợn bị bệnh tả lợn châu Phi đi tiêu thụ bị bắt giữ tại Phú Thọ ngày 9/7/2025. Ảnh: Công an Phú Thọ

Trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp, việc lựa chọn thực phẩm an toàn và có chọn lọc là cách chủ động bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Nếu thấy thịt có những dấu hiệu sau đây, tốt nhất nên tránh mua để giảm thiểu nguy cơ mua nhầm thịt nhiễm bệnh hoặc không đảm bảo vệ sinh.

1. Màu sắc bất thường

Thịt lợn tươi có màu hồng nhạt đến hồng sẫm, đồng đều và sáng màu. Trong khi đó, thịt từ lợn bệnh hoặc không đảm bảo vệ sinh thường có màu tím tái, xám xịt hoặc xuất hiện các mảng bầm máu. Mỡ lợn nếu chuyển sang màu vàng đậm hoặc có vết đốm lạ cũng là dấu hiệu cảnh báo. Tuyệt đối không chọn thịt có phần da bị loang màu, thâm tím hoặc tái bệch, vì đây có thể là thịt từ lợn ốm hoặc đã chết trước khi giết mổ.

2. Kết cấu nhão, mất độ đàn hồi

Khi ấn vào miếng thịt, nếu thấy thịt mềm nhũn, không có độ đàn hồi, bề mặt nhớt hoặc rỉ nước thì tốt nhất không nên mua. Thịt tươi luôn có độ săn chắc, đàn hồi và hơi dính tay, không nhão bệt. Đặc biệt, nếu khi rửa thấy nước màu hồng đục thay vì trong, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thịt đã bắt đầu phân hủy, không còn an toàn để sử dụng. Những miếng thịt như vậy rất dễ gây rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn thực phẩm nếu ăn phải.

3. Mùi lạ, khó chịu

Thịt nhiễm bệnh thường có mùi hôi tanh, mùi thuốc kháng sinh hoặc hóa chất rất đặc trưng. Nhiều trường hợp dù đã rửa kỹ bằng nước muối hoặc giấm vẫn không loại bỏ được mùi. Nếu ngửi thấy mùi lạ bất thường, dù miếng thịt có vẻ ngoài tươi, bạn cũng nên bỏ qua để tránh rủi ro cho sức khỏe. Một miếng thịt sạch đúng chuẩn sẽ gần như không có mùi hoặc chỉ thoảng mùi ngậy tự nhiên của mỡ và nạc.

4. Giá rẻ bất thường

Trong thời điểm dịch bùng phát, nếu gặp nơi bán thịt lợn với giá rẻ hơn mặt bằng chung đáng kể, hãy cảnh giác. Có thể đó là thịt trôi nổi, không được kiểm dịch hoặc từ nguồn lợn ốm, lợn chết bị tuồn ra thị trường để "chạy dịch". Thịt loại này không chỉ mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm mầm bệnh rất cao.

Khi mua thịt lợn, người tiêu dùng nên quan sát kỹ màu sắc, mùi vị, độ đàn hồi của thịt để nhận biết và chọn thực phẩm an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.