Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Điểm sáng trong công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ

PV - 15:02, 27/08/2018

Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đạt nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh nỗ lực của lực lượng chức năng như Công an, Quân đội, những người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Đà Bắc cũng có những đóng góp không nhỏ trong công tác này.

Nhều người dân đã tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ cho cơ quan chức năng. Huyện Đà BắC (Hòa BìnH): Điểm sáng trong công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ . Nhều người dân đã tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ cho cơ quan chức năng. Huyện Đà BắC (Hòa BìnH): Điểm sáng trong công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ .

Trước đây, với đồng bào DTTS ở vùng cao, vùng sâu, cây súng kíp tự chế không chỉ là vật dụng đi rừng, săn bắn mà còn thể hiện bản lĩnh, sức mạnh của đàn ông vùng cao. Ở Đà Bắc cũng vậy. Ông Bàn Văn Thân, Người có uy tín xóm Dướng, xã Vầy Nưa chia sẻ: Theo tục lệ ngày trước, con trai đến tuổi trưởng thành thế nào cũng phải có một cây súng để đi rừng. Cây súng giắt bên mình để chứng tỏ sự lớn khôn của một người đàn ông. Có những khẩu súng được truyền từ đời này sang đời khác, được nâng niu cất giữ, coi đó là niềm tự hào của cả một gia đình, dòng tộc…

Nhưng nay, chuyện đã khác. Ông Thân cho biết: “Là Người có uy tín, chúng tôi thực hiện việc tuyền truyền, vận động đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi tập tục xưa cũ, bắt đầu bằng việc tự nguyện giao nộp VK, VLN, CCHT cho cơ quan chức năng” . Từ nhiều năm nay, cùng những Người có uy tín trong đồng bào DTTS, ông Bàn Văn Thân đã vận động con cháu trong dòng họ, trong xóm Vầy Nưa tự nguyện giao nộp cho Công an xã 4 khẩu súng kíp.

Giống như ông Bàn Văn Thân, ông Đặng Văn Bình, Người có uy tín xã Toàn Sơn cũng là một tấm gương trong việc vận động con cháu, bà con trong xã chấp hành tốt công tác thu hồi VK, VLN, CCHT trên địa bàn. Ngoài việc vận động bà con tự nguyện giao nộp súng tự chế, ông Thân còn phối hợp cùng lực lượng Công an xã, xã đội đi xuống các bản rà phá bom, mìn sót lại sau chiến tranh, xử lý an toàn 01 quả đạn cối tại địa bàn xã. Anh Hoàng Văn Đức, người dân xóm Dướng, xã Vầy Nưa cho biết: Qua tuyên truyền, vận động của Công an xã, của Người có uy tín, chúng tôi nhận thức được việc sử dụng súng tự chế là không phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay, vì vậy tôi đã tự nguyện giao nộp cho xã khẩu súng kíp vào cuối năm 2017.

Ghi nhận từ Công an huyện Đà Bắc cho thấy, những kết quả ban đầu trong công tác thu hồi VK, VLN, CCHT ở Đà Bắc thời gian qua có đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa các chủ trương, chính sách với thực tiễn; luôn gương mẫu, đi đầu trong việc vận động nhân dân giao nộp VK, VLN, CCHT. Ngoài ông Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa, ông Đặng Văn Bình ở xã Toàn Sơn còn có ông Xa Văn Thế ở xã Đồng Chum, ông Lê Hình ở xã Giáp Đắt… đã vận động người dân giao nộp hàng trăm loại vũ khí, vật liệu nổ. Nhờ đó, trong 6 năm qua, toàn huyện Đà Bắc đã thu hồi trên 3.000 khẩu súng tự chế các loại.

Thượng tá Đỗ Anh Tuấn, Phó trưởng Công an huyện Đà Bắc cho biết: Qua rà soát, hiện trên địa bàn huyện Đà Bắc còn khoảng 200 khẩu súng tự chế các loại; có khoảng gần 100 hộ sử dụng xung kích điện để bắt thủy sản trái phép… tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại môi trường và nguy hiểm đến tính mạng người dân. Do vậy, công tác quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT của huyện Đà Bắc cần được tăng cường, đẩy mạnh để đạt hiệu quả cao hơn nữa. Trong đó, đặc biệt lấy tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính; tập trung vào các địa bàn trọng điểm phức tạp về ANTT, vùng đồng bào DTTS, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng VK, VLN, CCHT; đồng thời xem đây là việc làm thường xuyên trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thời gian tới.

Trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, toàn huyện Đà Bắc đã tổ chức thu hồi 163 khẩu súng, 03 nòng súng, 05 xung kích điện, 01 ắc quy điện do nhân dân tự giác giao nộp. Tổ chức tiêu hủy 264 VK, VLn, CCHT các loại. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.