Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điểm tựa của các bà mẹ vùng cao

PV - 15:03, 06/03/2018

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị biểu dương cô đỡ thôn bản (CĐTB) tiêu biểu trong công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Dự Hội nghị có 66 CĐTB đại diện cho gần 3.000 CĐTB đến từ mọi vùng miền trên cả nước. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu một số gương mặt và các ý kiến đóng góp của các CĐTB.

Chị Ngô Thị Mỵ, thôn Pác Tao, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng:baodantoc_ngo_thi_my

Tôi được đi học nghiệp vụ làm CĐTB từ năm 2015, đến năm 2016 chính thức làm CĐTB tại thôn Pác Tao. Sau hai năm làm CĐTB, tôi đã đỡ được hai ca. Ca đầu tiên hơi gặp khó khăn một chút vì chưa quen, nhưng do áp dụng những kiến thức đã được học nên tôi đã đỡ đẻ thành công cho một em ở bản. Đến ca đỡ sau thì tôi đã dần quen hơn, không thấy lúng túng nữa. Được làm CĐTB là niềm vui, vinh dự khi bản thân tôi đã và đang có những đóng góp cụ thể trong việc đem lại niềm hạnh phúc cho các bà mẹ vùng cao.

Chị Y Teh, thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum): Tôi bắt đầu làm CĐTB kiêm cán bộ y tế thôn Kon Gung từ năm 2010. Từ đó đến nay, mỗi năm tôi đỡ đẻ cho khoảng 40 ca. Với những ca đẻ khó, tôi tư vấn cho gia đình chuyển ra bệnh viện huyện hoặc Trạm Y tế xã để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.baodantoc_y_te

Không chỉ làm CĐTB, bản thân tôi còn làm cộng tác viên dân số, thường xuyên xuống bản tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS sinh đẻ có kế hoạch; ăn ở, sinh hoạt hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Đến với Hội nghị, chúng tôi mong muốn cấp trên quan tâm đến chế độ cho các CĐTB như phụ cấp xăng xe hoặc điện thoại để chúng tôi có điều kiện cống hiến được nhiều hơn nữa cho bà con dân bản.

 

Chị Siu H’Chip, buôn Chơ Pa, xã Ea Chắp, huyện EaPa (Gia Lai):baodantoc_siu_hchip

Tôi đã có 34 năm làm CĐTB nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác này. Bình quân tôi đỡ 22 ca/năm, có tháng đỡ 5 ca, chủ yếu đẻ ban đêm. Những lúc đó, tôi phải nhờ chồng đưa đi vì những phụ nữ đẻ ban đêm hầu hết ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy không có phụ cấp nhưng tôi làm CĐTB với nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và rất may, tôi có người chồng tận tụy, biết chia sẻ với công việc của tôi.

Hiện nay, bằng kinh nghiệm sau nhiều năm làm CĐTB, tôi đã truyền dạy lại cho những cán bộ trẻ, có nhiệt huyết và tấm lòng. Năm nay 57 tuổi nhưng còn sức khỏe tôi còn tiếp tục cống hiến, dù có phụ cấp hoặc thù lao hay không. Với bản thân tôi, những nụ cười mãn nguyện của các bà mẹ trẻ, tiếng khóc chào đời của mỗi bé thơ sẽ mãi là động lực, là niềm tin để tôi tiếp tục làm CĐTB, đem niềm vui, niềm tin đến với mỗi gia đình.

Chị Thào Thị Se, thôn Chúng Pả B, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn (Hà Giang):baodantoc_thi_se

Nơi tôi sinh sống là xã vùng cao, biên giới thuộc diện ĐBKK của tỉnh Hà Giang. Do trình độ dân trí không đồng đều nên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà con còn rất hạn chế. Sau khi được đi học khóa học về y tế thôn bản, tôi được phân công phụ trách ba thôn.

Tôi luôn tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi, phát huy hết khả năng của mình trong việc tuyên truyền, về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Nhờ vậy, từ năm 2010 đến nay, trẻ em tại các thôn do tôi phụ trách đều được uống vắc xin đầy đủ, 100% bà mẹ được thăm khám sức khỏe sinh sản và khám thai định kỳ.

Riêng năm 2017, bản thân tôi đã khám thai được 182 ca; đỡ đẻ tại nhà 8 ca; chăm sóc sau đẻ 26 ca; vận động 22 trường hợp phụ nữ đi khám thai định kỳ. Đến với Hội nghị, tôi mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa để tất cả CĐTB đều có phụ cấp hằng tháng như những nhân viên y tế thôn bản khác để chúng tôi có thêm chút ít tiền đổ xăng xe máy đi khám thai, làm công tác tuyên truyền, vận động.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.