Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Điện Biên: Tín hiệu mới từ đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người

PV - 14:59, 16/01/2019

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình hình tội phạm mua bán người luôn là vấn đề nhức nhối, phức tạp gây mất an ninh trật tự. Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng của tỉnh đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, đẩy lùi vấn nạn này.

Theo đó Công an tỉnh Điện Biên, đã đấu tranh triệt phá thành công nhiều đường dây mua bán người ở nội tỉnh, liên tỉnh. Ðồng thời, các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)” đã tỉnh tích cực tuyên truyền, giáo dục giúp người dân, nhất là phụ nữ nhận diện, cảnh giác với các chiêu trò của loại tội phạm này. Nhờ đó, năm 2018, tình hình tội phạm mua bán người đã giảm hơn 70% về số vụ, số đối tượng và nạn nhân so với năm 2017.

Công an huyện Ðiện Biên Ðông tuyên truyền cho người dân về phòng chống tội phạm mua bán người. Công an huyện Ðiện Biên Ðông tuyên truyền cho người dân về phòng chống tội phạm mua bán người.

Trung tá Ðỗ Ngọc Minh, Phó phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh) cho biết: Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng và các đơn vị có liên quan làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, chủ động rà soát, phát hiện các trường hợp phụ nữ, trẻ em vắng mặt trên địa bàn lâu ngày nghi bị bán và số nạn nhân bị mua bán tự trở về để xác minh, làm rõ. Cùng với đó tập trung xác định tuyến, địa bàn trọng điểm; các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người để thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện và điều tra, khám phá.

Qua theo dõi nắm bắt, tội phạm mua bán người chuyên hoạt động ở 2 tuyến trọng điểm: Ðiện Biên - Lai Châu - Lào Cai và Ðiện Biên - Hà Nội - Quảng Ninh; chúng tập trung khai thác ở 8 huyện: Ðiện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng và Ðiện Biên Ðông. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, năm 2017, lực lượng Công an tỉnh phối hợp với công an các tỉnh triệt phá 5 đường dây mua bán người liên tỉnh, bắt giữ 18 đối tượng, giải cứu 15 nạn nhân. Từ đó, phá vỡ mắt xích quan trọng trong mối liên kết giữa các đối tượng trong nước và các đối tượng bên kia biên giới, góp phần giảm độ “nóng” của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh.

Song song với công tác phòng ngừa nghiệp vụ, công tác phòng ngừa xã hội cũng được các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Ðiển hình như, Công an tỉnh đã tổ chức 142 buổi tuyên truyền cho 20.819 lượt người tham gia; phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) tổ chức 1 lớp tập huấn “Nâng cao năng lực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người” cho 70 điều tra viên, trinh sát viên và trưởng công an xã; tổ chức 5 lớp tập huấn tại 5 xã trọng điểm về mua bán người cho 220 cán bộ xã.

Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội công bố và giới thiệu rộng rãi đường dây nóng (18001567) về phòng chống mua bán người; tập huấn cho 256 lượt cán bộ làm công tác lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, xã, thôn, bản; lồng ghép tuyên truyền về tội phạm mua bán người cho 24.987 lượt người dân… Nhờ đó, người dân nhất là phụ nữ và trẻ em được nâng cao hiểu biết, nhận diện được âm mưu, thủ đoạn để cảnh giác phòng ngừa làm thất bại ý định mua bán người của các đối tượng. Năm 2018, toàn tỉnh phát hiện và khởi tố 4 vụ mua bán người, giảm 11 vụ so với năm 2017; bắt giữ 9 đối tượng và giải cứu 5 nạn nhân.

Theo Trung tá Ðỗ Ngọc Minh, mặc dù tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn đã từng bước được kiểm soát, hạn chế. Tuy nhiên thời gian tới, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cần tiếp tục phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tội phạm mua bán người. Ðặc biệt là tăng cường tuyên truyền các thủ đoạn, xu hướng tiếp cận mới của tội phạm mua bán người như: làm quen với nạn nhân trên mạng xã hội facebook, zalo.

PHẠM TRUNG

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.