Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

“Điều ước cho em” đến với học sinh khó khăn tỉnh Tuyên Quang

Cát Tường (T/h) - 18:14, 27/11/2021

Tuyên Quang là địa phương thứ 7 trong năm 2021 của chương trình “Điều ước cho em” kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Tại đây, chương trình đã tặng những phần quà ý nghĩa đến các trường học khó khăn; các giáo viên, học sinh nghèo vượt khó.

Trao tặng 80 bộ máy tính từ chương trình "Sóng và máy tính cho em". Ảnh: BGDTĐ
Trao tặng 80 bộ máy tính từ chương trình "Sóng và máy tính cho em". Ảnh: BGDTĐ

Ngày 27/11, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các doanh nghiệp tài trợ đã tới tỉnh Tuyên Quang thực hiện chương trình “Điều ước cho em” kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, những phần quà ý nghĩa đã được trao cho 100 học sinh, 20 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; 10 trường học trên địa bàn huyện được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh; 2 phòng học thông minh, nhiều đồ dùng thiết bị học tập, thiết bị nhà bếp, thiết bị camera, nền tảng tích hợp phần mềm dạy học trực tuyến và 80 bộ máy tính từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” cũng đã được gửi tặng tới học sinh, nhà trường tại tỉnh Tuyên Quang.

Trao học bổng cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.
Trao học bổng cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.

Theo báo cáo của UBND huyện Hàm Yên, giai đoạn 2021-2025, huyện Hàm Yên triển khai kế hoạch xây dựng mới và duy trì các tiêu chí đạt chuẩn đối với 54 nhà trường, nhu cầu đầu tư được xác định là hơn 342 tỷ đồng.

Kinh phí đầu tư xây dựng trường học là rất lớn so với nguồn lực ngân sách của địa phương, việc huy động các nguồn lực tại chỗ, xã hội hóa từ Nhân dân địa phương đầu tư cho phát triển giáo dục còn gặp nhiều khó khăn nên việc kêu gọi các nguồn lực xã hội hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng trường học an toàn, thân thiện đáp ứng các tiêu chí chuẩn theo quy định là rất cần thiết.

Tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh chia sẻ với những khó khăn hiện nay của nhiều trường học khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng chuẩn về thân thiện, an toàn. Theo Thứ trưởng, để trang bị kỹ năng cho học sinh có thể tự bảo vệ bản thân trước những vấn đề mất an toàn, hay có sự kết nối thân thiện trong trường học, cần phát huy tốt mối quan hệ nhà trường, giáo viên, phụ huynh, xã hội. 

Được biết, thời gian qua, chương trình "Điều ước cho em" đã đến được với nhiều học sinh, trường học trong cả nước; kịp thời động viên, chia sẻ với những học sinh, giáo viên, nhà trường còn khó khăn. Điểm đến tiếp theo của chương trình “Điều ước cho em” kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn - thân thiện giai đoạn 2021-2025 sẽ là các tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Yên Bái.

Theo Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021-2025, Chương trình "Điều ước cho em" sẽ đến với 30 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Nam, Tuyên Quang, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Nai. Mỗi địa phương chọn một huyện, mỗi huyện chọn 20 trường, mỗi trường chọn 01 giáo viên, 01 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và 10 trẻ em, học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn vượt khó để tặng quà.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.