Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Đoàn kết xây dựng Hà Long phát triển toàn diện

Xuân Vũ - 10:23, 10/06/2020

Thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 - 2020 trong bối cảnh tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, song 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, ghi dấu ấn đậm nét trong suốt quá trình phát triển.

Ông Trần Duy Bình (thứ ba từ trái qua), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hà Trung tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Ông Trần Duy Bình (thứ ba từ trái qua), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hà Trung tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội.

Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2015 - 2020, báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Hà Long lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ: Xã đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực; hoàn thành và hoàn thành vượt mức 28/30 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVII đã đề ra.

Đáng chú ý, việc thực hiện 3 chương trình trọng tâm, gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng và phát triển đô thị, chương trình phát triển đào tạo nguồn nhân lực đã tạo nên nhiều thay đổi về diện mạo cũng như nội lực của địa phương. Xã đã chuyển đổi 102ha đất trồng lúa sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tích tụ ruộng đất được 66ha, đồng thời xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao với 261ha; tham gia chương trình OCOP với sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu ngoại trang…

Năm 2015, Hà Long được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trung tâm xã Hà Long cũng được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trên cơ sở đó, xã đã huy động mọi nguồn lực nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trên địa bàn. Hiện, trên địa bàn xã có 25 doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Xã cũng có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến hết năm 2019 đạt 67%.

Các chương trình trọng tâm đã trực tiếp tác động tích cực lên sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thể hiện ở tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 là 817,4 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2015 - 2020) đạt 465 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 44 triệu đồng/người/năm.

Từ các nguồn lực huy động được, xã Hà Long chú trọng quan tâm tới các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân. Đối với giáo dục, cơ sở vật chất tại các trường học được tăng cường theo hướng chuẩn hóa tạo nền tảng để đội ngũ giáo viên và học sinh tập trung vào công tác dạy và học, đạt nhiều thành tích cao qua các năm học. Chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân tại trạm y tế xã được quan tâm, công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao ngày càng được đa dạng hóa, tổ chức phù hợp với tình hình địa phương, góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị luôn được Đảng bộ, chính quyền xã coi trọng. Qua đó, nâng cao sức chiến đấu của Đảng và hệ thống chính trị, tạo được niềm tin trong Nhân dân, là điều kiện tiên quyết để xã hoàn thành và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra trong giai đoạn tiếp theo, như: Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và các tiêu chí kiểu mẫu; phát triển đô thị; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch…

Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, những mục tiêu trên sẽ từng bước được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Long hiện thực hóa, xây dựng Hà Long phát triển toàn diện, bền vững, giàu đẹp và văn minh.




Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.