Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đồng bào vùng sâu luôn cần những cô đỡ thôn bản

PV - 15:31, 19/11/2018

Ở nhiều thôn, làng của các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Bình Định, nơi người dân sống cách xa cơ sở y tế, việc sinh đẻ của phụ nữ thường trông cậy vào các cô đỡ thôn bản. Nhiều năm qua, nhờ đội ngũ này, nhiều ca sinh đẻ được thực hiện an toàn, góp phần cùng ngành Y tế địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Trước những khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK từ năm 2009 đến nay, được sự hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia, Quỹ Dân số Liên Hợp quốc, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới... tỉnh Bình Định đã triển khai Dự án cô đỡ thôn bản, nhằm đào tạo kiến thức cấp cứu sản nhi, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thai phụ ở các xã ĐBKK đặc biệt là phụ nữ DTTS. Trong đó, Dự án đã đào tạo được 30 cô đỡ thôn bản tại huyện An Lão.

Theo chị Hoàng Thị Mỹ Lê, Phụ trách Đội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em-Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế huyện An Lão, nhờ vào sự giúp sức của các cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ trên địa bàn nhiều thuận lợi. 93% số thai phụ được cô đỡ thôn bản thăm thai tư vấn, 60% thai phụ được chăm sóc sau đẻ... Do đó, thời gian gần đây, không còn xảy ra hiện tượng tai biến sản khoa, tử vong mẹ, con.

cô đỡ thôn bản Cô đỡ thôn bản đang hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh (ảnh minh họa).

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, được sự tuyên truyền, hướng dẫn của các cô đỡ thôn bản, chị em phụ nữ đã đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến cơ sở y tế để sinh đẻ, tiêm phòng uốn ván cho mẹ và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi quy định…”.

Xã An Hưng là địa phương còn nhiều khó khăn của huyện An Lão, có 5 thôn nằm cách xa nhau, địa hình phức tạp, giao thông đi lại cách trở. Toàn xã có 393 hộ gia đình, trong đó hộ nghèo là 89,63% chủ yếu là người dân tộc H’rê, sống chủ yếu bằng nghề nông, việc người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt về công tác quản lý phụ nữ có thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em… còn hạn chế. Vì thế, gia đình có sản phụ trở dạ, chỉ có thể sinh con ở nhà, trông cậy vào sự giúp đỡ của các cô đỡ thôn bản.

Trong số những cô đỡ thôn, bản có nhiều đóng góp cho cộng đồng, điển hình như chị Đinh Thị Dế, sinh năm 1988 là cô đỡ thôn bản tại thôn 1 xã An Hưng. Chị Đinh Thị Dế được đào tạo về cô đỡ thôn bản từ năm 2010, sau khi hoàn thành khóa học chị về lại địa phương sinh sống và làm việc.

cô đỡ thôn bản Các cô đỡ thôn bản ở An Lão đến từng nhà dân để tuyên truyền.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn vất vả trong cuộc sống, bản thân chỉ nhận được sự hỗ trợ khoản tiền 200 ngàn đồng/tháng nhưng thấy người dân mình còn khổ nên chị cố gắng hoàn hành tốt công việc của một cô đỡ thôn bản. “Dù vất vả nhưng tôi vẫn rất lạc quan, yêu nghề, luôn làm tốt công tác vận động tuyên truyền nên người dân địa phương cũng đã nhận thức tốt về công tác tự phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng”, chị Dế chia sẻ.

Chị Đinh Thị Nhung, người dân tại địa phương cho biết: Nhờ có cô đỡ thôn bản như chị Đinh Thị Dế nên hiện nay, phần lớn chị em phụ nữ đã ý thức được tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ, chăm sóc cho trẻ sơ sinh, tiêm phòng cho con đầy đủ, đặc biệt là sinh đẻ có kế hoạch.

Vai trò của cô đỡ thôn bản đối với vùng sâu, vùng ĐBKKlà điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên hiện nay, các chế độ đãi ngộ còn quá thấp, nếu không thực sự tâm huyết với nghề, thì bản thân các cô đỡ thôn bản không thể hoạt động được; bởi ngoài công việc chuyên môn, các cô đỡ vẫn phải đi làm nương rẫy, tăng gia sản xuất, chăn nuôi để duy trì cuộc sống gia đình, không thể tập trung hoàn toàn thời gian vào công việc chuyên môn.

Vì vậy, để mô hình cô đỡ thôn bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS được duy trì, các cấp, ngành liên quan cần quan tâm hơn nữa, với những chính sách thiết thực tạo điều kiện cho các cô đỡ thôn bản yên tâm làm việc.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.