Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đồng Nai: Đưa nguồn vốn chính sách đến với người nghèo

Mai Hương - 09:38, 27/02/2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã và đang nỗ lực triển khai đưa các chính sách tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp người dân đầu tư phát triển kinh tế cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững.

Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH, gia đình anh Đỗ Anh Nhật ngụ ấp Nguyễn Thái Học, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đầu tư cho doanh nghiệp và cải tạo vườn cây ăn trái của gia đình
Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH, gia đình anh Đỗ Anh Nhật ngụ ấp Nguyễn Thái Học, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đầu tư cải tạo vườn cây ăn trái của gia đình

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều lao động tự do đã có cơ hội được làm nghề mà mình mong muốn. Điển hình như gia đình anh Đỗ Anh Nhật ngụ ấp Nguyễn Thái Học, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai). Anh Nhật cho biết: đầu năm 2023, anh được nhận vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thống Nhất để đầu tư cho doanh nghiệp gia đình chuyên kinh doanh nước tẩy rửa, nước xả vải. Dù khởi đầu còn nhiều khó khăn, nhưng anh Nhật rất vui vì đã có thể theo đuổi đam mê của bản thân.

"Tôi và em trai đã thống nhất sẽ tiếp tục vay vốn tín dụng chính sách để cải tạo vườn cây ăn trái của gia đình, trồng thêm những loại cây ăn quả khác ngoài chôm chôm, tạo thêm việc làm và thu nhập", anh Nhật chia sẻ.

Ông Lê Bá Chuyên, Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Đồng Nai cho biết: Xác định chính sách tín dụng là cơ hội để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai chính sách tín dụng; ký kết quy chế phối hợp với các đơn vị tuyên truyền, phối hợp triển khai các hoạt động giám sát và phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội và vận động các nguồn lực hỗ trợ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; hướng dẫn UBND cấp xã rà soát đối tượng vay vốn để lập danh sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn tại các tổ dân phố, thôn bản theo đúng quy định; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, lồng ghép chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả… Chú trọng công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn giúp người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đồng Nai giải đáp những ý kiến, thắc mắc của khách hàng tại một hội nghị tư vấn và hỗ trợ khách hàng vay vốn chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với Dự án Nhà ở xã hội ở phường Bảo Vinh (thành phố Long Khánh)
Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đồng Nai giải đáp những ý kiến, thắc mắc của khách hàng tại một hội nghị tư vấn và hỗ trợ khách hàng vay vốn chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với Dự án Nhà ở xã hội ở phường Bảo Vinh (thành phố Long Khánh)

Để đưa chính sách tín dụng kịp thời đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp thường xuyên củng cố, kiện toàn thành viên; kịp thời triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; phân bổ nguồn vốn các chương trình tín dụng đảm bảo đúng quy định, cho vay đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả nguồn vốn. Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố quan tâm bố trí nguồn lực địa phương để thực hiện cho vay chính sách tín dụng đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Ông Lê Bá Chuyên, Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Đồng Nai cho biết: Nguồn vốn chính sách mang lại hiệu quả thiết thực, những tác động tích cực trong việc nâng cao trình độ, nhận thức để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của người dân trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống… góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế, giảm nghèo của địa phương.

Năm 2023, chi nhánh đã thực hiện cho vay 8 chương trình tín dụng, trong đó, có các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Nghị định số 28/NĐ-CP về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tổng dư nợ đạt 4.978 tỷ đồng, tăng 958 tỷ đồng so với năm 2022. Doanh số cho vay đạt 2.029 tỷ đồng, với 48.632 lượt khách hàng vay vốn. 

Từ nguồn vốn được vay, các hộ nghèo, các đối tượng chính sách đã đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường phục vụ đời sống, xây dựng nhà ở… Trong đó, đã có 529 lượt hộ nghèo, 1.145 lượt hộ cận nghèo, 397 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn; cho 18.805 hộ gia đình xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn, 22.416 khách hàng được vay vốn giải quyết việc làm. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,91% năm 2022 xuống còn 0,68% năm 2023, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS từ 1% năm 2022 xuống còn 0,5% năm 2023, ông Lê Bá Chuyên cho biết thêm.

Cán bộ NHCSXH trên đia bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện giải ngân vốn vay chongười chấp hành xong án phạt tù dưới sự chứng kiến của cán bộ Công an
Cán bộ NHCSXH trên đia bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện giải ngân vốn vay chongười chấp hành xong án phạt tù dưới sự chứng kiến của cán bộ Công an

Qua kiểm tra đánh giá cho thấy, đến nay, nguồn vốn vay được các hộ gia đình sử dụng đúng mục đích, giúp các hộ có nguồn vốn làm ăn, phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Một số mô hình tiêu biểu đang được các địa phương nhân rộng. Cùng với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã nỗ lực giúp đỡ bà con sử dụng vốn hiệu quả, tích cực tuyên truyền bà con chấp hành các quy định về trách nhiệm của người vay. Do vậy hầu hết hộ vay đều thực hiện trả lãi, trả gốc khi đến hạn.

Có thể nói, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là cơ hội “tiếp sức” cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. Để chính sách phát huy hiệu quả hơn nữa, rất cần có sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền; phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ; kịp thời phân bổ nguồn vốn tín dụng, trong đó tập trung nguồn lực vào một số ngành nghề phù hợp với thực tế địa phương, từ đó mở ra cơ hội để bà con tiếp cận thêm nguồn vốn ưu đãi, tạo sinh kế phát triển kinh tế lâu dài, giảm nghèo bền vững…

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.