Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Số lượng điểm 10 nhiều gấp 4 lần so với năm 2020

Phương Ngọc - 16:29, 27/07/2021

Đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cả nước có 24.555 điểm 10, nhiều gấp 4 lần so với năm 2020. Trong đó, Hà Nội là địa phương có số điểm 10 nhiều nhất cả nước.

Đợt 1, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cả nước có 24.555 điểm 10, nhiều gấp 4 lần so với năm 2020. Ảnh: BGDTĐ
Đợt 1, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cả nước có 24.555 điểm 10, nhiều gấp 4 lần so với năm 2020. Ảnh: BGDTĐ

Đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cả nước có 24.555 điểm 10, nhiều gấp 4 lần so với năm 2020 (năm 2020 là 5.965 điểm 10). 

Trong đó môn Giáo dục Công dân (GDCD) có 18.680 điểm 10, nhiều gấp 4,45 lần so với năm 2020 (năm 2020 có 4195 điểm 10 môn này). Môn Ngoại ngữ có 4.582 điểm 10, nhiều gấp 13,9 lần so với năm 2020 (năm 2020 có 328 điểm 10). 

Theo kết quả thống kê, Hà Nội là địa phương có số điểm 10 nhiều nhất cả nước với 2.286 điểm 10, chiếm 9,3% số điểm 10 của cả nước, và tăng 1.870 điểm 10 so với năm 2020.

Cụ thể, số điểm 10 của các môn như sau: môn Toán 10, môn Vật lý 4, môn Hóa học 15, môn Sinh học 43, môn Lịch sử 11, môn Địa lí 20; môn GDCD 955; môn Ngoại ngữ 1.228.

Trong 100 thí sinh có tổng điểm các bài thi cao nhất cả nước, Hà Nội có 17 thí sinh. 

Xếp thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với 1.641 điểm 10. Năm nay, TP. Hồ Chí Minh có 2 thí sinh đạt điểm 10 môn Toán, môn Văn cao nhất là 9,25 điểm.

Môn GDCD là môn có nhiều thí sinh đạt điểm 10 nhất, với 834 em; Kế đó là môn tiếng Anh có 681 thí sinh đạt điểm 10; Môn Sinh học có 94 thí sinh đạt điểm 10; Môn Hóa học có 19 thí sinh đạt điểm 10. Còn môn Địa lý có 7 thí sinh đạt điểm 10; Môn Vật lý có điểm cao nhất là 9,75 điểm, còn môn tiếng Hàn và tiếng Nhật có điểm cao nhất bằng nhau là 9,8 điểm.

Địa phương xếp thứ 3 cả nước về số điểm 10 tại đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là Thanh Hóa với 1.288 điểm 10.

Với kết quả số lượng điểm 10 tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2020 thì số lượng điểm 10 các địa phương cũng tăng lên. Ngoài 3 địa phương là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cũng có số lượng điểm 10 cao, đơn cử như: 

Nghệ An có 761 điểm 10. Ngoại trừ môn Ngữ văn, điểm 10 có mặt ở tất cả môn còn lại, trong đó, GDCD có 557 bài thi điểm tuyệt đối.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, toàn tỉnh có 6 thí sinh đạt điểm 10 môn Toán; Môn Vật lý, Nghệ An có 2 thí sinh đạt điểm 10; Hóa học có 15 thí sinh điểm 10; Sinh học có 27 thí sinh; Lịch sử có 22 em; Địa lý có 12 thí sinh; Ngoại ngữ có 120 em, trong đó, có 4 thí sinh 10 điểm Tiếng Pháp, 1 thí sinh 10 điểm tiếng Trung; môn GDCD có 557 thí sinh đạt 10 điểm.

Hà Tĩnh là địa phương có số điểm 10 cao gấp 3,75 lần năm 2020 với 578 bài thi đạt điểm 10. Các môn GDCD, Ngoại ngữ và Sinh học là 3 môn thi có nhiều điểm 10 nhất trong đợt 1 kỳ thi năm nay của tỉnh Hà Tĩnh, với lần lượt là: 429, 79 và 31 điểm 10.

Bắc Giang, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19 trong Kỳ thi vừa qua, nhưng các thí sinh tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực đạt được kết quả cao với 428 bài thi đạt điểm 10, tăng gấp đôi so với năm 2020.

Cụ thể, số lượng bài điểm 10 của từng môn: Hóa học (4 bài thi), Sinh học (4 bài thi), Lịch sử (6 bài thi), Địa lý (2 bài thi), GDCD (362 bài thi) và Ngoại ngữ 50 bài thi.

Tỉnh Lào Cai, có 333 bài thi đạt điểm 10 (năm 2020 có 75 bài), cụ thể: Tiếng Anh 26 bài; Địa lý 2 bài; Giáo dục công dân 287 bài; Hóa học 1 bài; Sinh học 4 bài; Lịch sử 2 bài; Tiếng Trung Quốc 11 bài. Không có thí sinh nào đạt 2 điểm 10 trở lên.

Trong số 333 bài thi đạt điểm 10, có 154 thí sinh người DTTS có bài thi đạt điểm 10; một số thí sinh ở các trường vùng khó đạt điểm 10 như: Trường THPT số 3 Mường Khương, số III Bảo Yên, THCS&THPT Bát Xát.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.