Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đưa múa xòe vào trường học

PV - 11:02, 31/07/2019

Nghĩa Lộ (Yên Bái) là địa phương có tới trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 2012, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Nghĩa Lộ xây dựng Chương trình đưa bản sắc văn hóa vào trường học, trong đó có điệu múa xòe của dân tộc Thái. Đến nay, 100% các trường học trên địa bàn đều đã đưa múa xòe vào chương trình giảng dạy. Hoạt động này được đông đảo học sinh hào hứng tham gia, qua đó khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

Việc đưa múa xòe vào trường học góp phần khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ. Việc đưa múa xòe vào trường học góp phần khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

Là trường đầu tiên trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đưa múa xòe vào chương trình giảng dạy từ năm 2012, thầy và trò Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Hoàng Văn Thụ đã tạo được nét sinh hoạt văn hóa múa xòe hằng tuần trong các hoạt động tập thể của trường.

Giờ ra chơi, sân trường trở nên rộn rã trong sự háo hức của các cô cậu học trò khi cùng nhau tham gia các bài thể dục, múa xòe truyền thống, làm cho không khí buổi học càng thêm ấm áp và thân thiện. Không còn cảnh học sinh rượt đuổi nhau, nghịch phá hoặc chơi các trò bạo lực vào giờ ra chơi. Thay vào đó, là các bài múa xòe, tập thể dục giữa giờ…

Em Cầm Thị Ánh, dân tộc Thái, học sinh lớp 5A, Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, chia sẻ: Hằng tuần, các tiết thể dục, các buổi học ngoại khóa, múa xòe đều là hoạt động sôi nổi, hấp dẫn chúng em. Khi tham gia hoạt động này chúng em đều mặc trang phục truyền thống với váy, áo cóm, dây xà tích, tay cầm chiếc khăn piêu, bước nhịp nhàng theo tiếng nhạc biểu diễn những điệu xòe, khiến em thêm yêu và tự hào hơn về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Cô Chu Thị Tú Liên, Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, cho biết: Để các giáo viên bộ môn giáo dục thể chất có thể hướng dẫn học sinh luyện tập điệu múa truyền thống của dân tộc Thái theo phương châm đúng-đẹp, Ban Giám hiệu Nhà trường đã phải tự tìm tòi, sưu tầm các bản nhạc, học các điệu múa xòe để về dạy cho các em. Ngoài ra, Nhà trường còn mời những nghệ nhân gạo cội, am hiểu sâu sắc về văn hóa dân tộc Thái, về những điệu múa xòe cổ, về truyền dạy tại trường.

Đối với những nghệ nhân, việc đến trường dạy múa xoè không những giúp cho các học sinh hoạt động thể chất, phát triển toàn diện mà còn góp phần truyền thụ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái đến thế hệ trẻ.

Cũng như Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, phường Tân An, điệu múa xòe đã trở thành hoạt động thường xuyên trong các hoạt động thể dục giữa giờ, các buổi học ngoại khóa… Mỗi hôm, các em lại múa 1 điệu xòe khác nhau như: xòe vòng, xòe nâng khăn mời rượu, xòe bổ bốn, xòe tiến lùi, xòe tung khăn, xòe vòng tròn vỗ tay…

Chia sẻ về lợi ích của việc đưa múa xòe vào trường học, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Nghĩa Lộ, Lò Thị Tuyết Dung, cho biết: Việc đưa múa xòe vào trong trường học, không chỉ giúp học sinh thả lỏng cơ thể sau những tiết học căng thẳng, mệt mỏi mà còn khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ.

Việc đưa múa xòe vào giảng dạy trong các trường học góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đây là một việc làm hay, hiệu quả cần được nhân rộng.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.