Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Được người lạ phát sữa, 51 học sinh ngộ độc phải cấp cứu

PV - 01:40, 13/11/2017

51 học sinh của hai trường học trên địa bàn phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện đau bụng, nôn ói do ăn bánh mỳ đóng gói sẵn và sữa

Khoảng 7h sáng 6/11, tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khiến 51 học sinh của hai trường học trên địa bàn phải nhập viện cấp cứu.

kon tum 51 hoc sinh ngo doc thuc pham hinh 1
Một vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa).

Từ sáng sớm, tại hai điểm trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành và Trường phổ thông dân tộc Nội trú huyện Sa Thầy có một người dân (chưa xác định được danh tính) phát bánh mì (loại bánh bông lan đóng gói sẵn) và sữa cho các em học sinh.

Ngay sau khi ăn bánh và uống sữa xong, 51 học sinh hai trường này có biểu hiện đau bụng, la khóc, nôn ói. Trong số học sinh bị ngộ độc 46 em là học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành. Ngay sau khi phát hiện sự việc, nhà trường đã cùng phụ huynh đưa các em vào cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Sa Thầy.

Bác sĩ Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế Kon Tum trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác cứu chữa vụ ngộ độc cho biết: Trong số 51 em trực tiếp ăn bánh bông lan, uống sữa thì có 35 em có biểu hiện nôn ói, phải truyền dịch. Hiện toàn bộ các trường hợp vẫn đang tiếp tục được theo dõi tại Trung tâm y tế huyện Sa Thầy. Về nguồn gốc số bánh mì, sữa và người trực tiếp phát cho các em học sinh, Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.