Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Ðể học sinh bán trú có “cơm ngon, canh ngọt”

PV - 11:12, 18/06/2018

Nhiều năm qua, trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trong các bếp ăn bán trú ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Song không vì thế mà ngành Giáo dục - Ðào tạo huyện lơ là trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các bếp ăn trường học.

Xác định rõ việc chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe, giúp các em phát triển toàn diện về thể lực, các trường có tổ chức bán trú rất chú trọng đến bữa ăn của học sinh.

Bữa ăn của trẻ Trường Mầm non Si Pa Phìn (xã Si Pa Phìn). Bữa ăn của trẻ Trường Mầm non Si Pa Phìn (xã Si Pa Phìn).

 

Với kinh nghiệm nhiều năm tổ chức cho học sinh ăn bán trú, Trường Tiểu học Tân Phong (xã Si Pa Phìn) luôn nhận được sự tin tưởng của phụ huynh về khẩu phần ăn phong phú, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.

Năm học 2017-2018, với gần 400 học sinh bán trú, Trường Tiểu học Tân Phong luôn đặt vấn đề ATVSTP lên hàng đầu. Thầy giáo Phan Khắc Tập, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Phong chia sẻ: Nhận thức rõ ATVSTP có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của học sinh, do đó nhà trường đã sửa nhà bếp, khu vực nhà ăn, các công trình phụ hợp vệ sinh...

Với khu vực bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều và được chia thành các khu riêng biệt (khu chứa đựng nguyên liệu, chế biến thực phẩm tươi sống, nấu ăn và để thức ăn đã nấu chín, khu xử lý rác thải); trang thiết bị bảo quản thức ăn được trang bị đầy đủ (tủ lạnh, tủ lưu trữ mẫu thức ăn, tủ bảo quản thức ăn đã nấu chín...).

Huyện Nậm Pồ hiện có hơn 6.000 học sinh bán trú, hơn 4.000 trẻ được hỗ trợ ăn trưa tại trường. Do số lượng học sinh bán trú, số trẻ được hỗ trợ ăn trưa tại trường ngày càng đông nên việc đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện “đức-trí -thể-mỹ” cho học sinh…

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền tới đội ngũ giáo viên, học sinh thông qua các buổi ngoại khóa để lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt nhất, Phòng chỉ đạo các trường hướng dẫn học sinh cách ăn uống khoa học, hợp vệ sinh. Ðối với nhân viên nấu ăn, phải đảm bảo có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do Phòng Y tế cấp, kiểm tra sức khỏe định kỳ; được tập huấn kỹ năng nấu ăn theo quy trình một chiều...

Với những nỗ lực của ngành Giáo dục Nậm Pồ, những bữa “cơm ngon, canh ngọt”, đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh ngày càng nhiều hơn trong những bếp ăn bán trú… Ðó không chỉ là niềm vui mà còn là mong ước của mỗi bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình đếp lớp, đặc biệt là những học sinh vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

PV

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.